Về hệ thống các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 29 - 31)

Thời gian qua, trong kinh doanh mặt hàng phụ tùng ôtô, cơ quan quản lý nhà nước quản lý trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc có tác động rất lớn. Các quy định quản lý gồm: Bộ tài chính ban hành thông tư số 57/2005/QĐ - BTC quy định mức thuế được xây dựng trên cơ sở những linh kiện, phụ tùng trong nước đã sản xuất được thì được bảo hộ hợp lý với mức cao nhất không quá 30%. Những linh kiện, phụ tùng chưa sản xuất được ở trong nước thì được áp dụng mức thuế suất thấp để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Ví dụ, đối với các loại ắc quy, ghế ngồi, lốp xe,... Trong nước có thể sản xuất được, m ức thuế suất sẽ là 30%. Một chính sách thuế suất cao áp dụng cho những doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện phụ tùng ôtô đã không những kìm hãm sự phát triển của ngành mà còn đẩy ngành công nghiệp ôtô chững lại, đẩy giá xe tăng cao làm thiệt hại cho người tiêu dùng, rồi sẽ tác động trở lại tới sự phát triển của ngành cung cấp linh kiện phụ tùng ôtô. Chính những quy định bảo hộ của nhà nước đã phần nào đã kìm hãm thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường phát triển.

Các phụ kiện kèm theo như bộ phần truyền động, khung, vỏ xe, m ức thuế suất sẽ khoảng 15%- 25%. Các bộ phận còn lại khoảng từ 5%- 10%. Biểu thuế đảm bảo mục tiêu bảo hộ có chọn lọc và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôt ô sử dụ n g các sản phẩm trong nước đã sản xuất được thay vì nhập cả cụm linh kiện, với m ức thuế suất 25%. Thông tư đã gián tiếp tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô trong nước, có tác dụng khuyến khích các doan h n gh iệp đầu t ư m ạn h m ẽ

hơn vào quy trình sản xuất công nghệ, đầu tư về kỹ thuật và thúc đẩy sản lượng sản xuất. Tuy nhiên với sự khuyến khích cho các doanh nghiệp sản xuất thì với những mức thuế cho các phụ tùng chưa sản xuất được lại tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng bên ngoài có cơ hội tiếp tục đầu tư mặt hàng kinh doanh phục vụ sản xuất trong nước. Chính sách của chính phủ đã thúc đẩy hoạt động thương m ại mặt hàng phụ tùng ôtô phát triển nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước.

Quyết định số 09/2006/QĐ - BTC ban hành danh mục hàng hoá và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam. Quyết định nhằm thực hiện hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Cept) của các nước Asean, giai đoạn 2006 – 2013. Vào ngày 13/5/2009 bộ tài chính cũng đã ban hành quyết định số 25/2008/QĐ-BTC tăng thuế nhập khẩu một số linh kiện, phụ tùng ôtô thêm 5-10%. Cam kết trong khu vực Asean, Asean - Trung Quốc, Asean - Hàn Quốc, m ức thuế suất đối với linh kiện, phụ tùng ôtô đều ở mức thấp 5% (trong Asean) và cắt giảm xuống 0% vào 2018 đối với Asean- Trung Quốc. Đối với dự án sản xuất phụ tùng ôtô, đây là dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, được sử dụng vốn tí n dụng đầu tư phát triển của nhà nước kèm theo các hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, mua phần mềm, đào tạo...điều này sẽ tạo một bước đệm lớn cho hoạt động sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô cải tiến về công nghệ, có điều kiện đầu tư vốn cho sản xuất. Dự án cũng có tác động tới sự chuyển dịch từ các doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng bên ngoài chuyển sang sản xuất linh kiện phụ tùng phục vụ cho nội địa để được hưởng sự trợ giúp, ưu đãi của chính phủ. Bên cạnh đó, dự án tác động tới sự dịch chuyển nguồn đầu tư từ bên ngoài vào thị trường cho hoạt động sản xuất phụ tùng ôtô. Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường lớn, hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô sẽ ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, Bộ khoa học và công nghệ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng ôtô và phụ tùng ôtô đối với các loại xe lưu hành trong nước, đảm bảo phù hợp các nguyên tắc của WTO và ngăn chặn việc lắp ráp, sản xuất ôtô và sản xuất phụ tùng ôtô chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường. Bộ công thương thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình đầu tư, lắp ráp, sản xuất ô tô và phụ tùng ôtô của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, các ban hành luật trên chưa gắn vào tình hình thực tiễn của ngành kinh doanh gây nên cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp, chưa tạo hành lang pháp lý chung cho các doanh nghiệp hoạt động. Hiện nay, chưa có m ột văn bản nào quy hoạch tổng thể kế hoạch sản xuất kinh doanh m ặt hàng phụ tùng ôtô. Nhà nước cũng chưa đưa ra dòng xe chiến lược cho thị trường Việt Nam n ói

chung, cho thị trường miền Bắc nói riêng, nên các doanh nghiệp kinh doanh cũng như sản xuất đang rất lúng túng trong kế hoạch sẽ sản xuất, kinh doanh cũng như mạnh dạn đầu tư linh kiện phụ tùng ôtô cho dòng xe nào.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)