Theo báo An Ninh thủ đô ra ngày 21/12/2010 của tác giả Nhật Minh: “Điều kiện cốt yếu để ngành này phát triển, phục vụ nhu cầu nội địa hóa vẫn là thị trường. Theo kinh nghiệm thì muốn nội địa hóa một nhóm phụ tùng ôtô, phải có ít nhất 100.000 sản phẩm (chiếc ôtô) tiêu thụ linh kiện đó. Mức tiêu thụ ôtô nước ta năm 2010 khoảng 100.000 chiếc, được chia cho gần 60 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp (16 liên doanh và 40 doanh nghiệp nội địa), trung bình mỗi doanh nghiệp đều có 5 -10 m ác ôtô khác nhau, yêu cầu những linh kiện, phụ tùng khác nhau. Như vậy, nhu cầu cho mỗi loại linh kiện, phụ tùng chỉ dừng lại ở con số vài ba trăm, liệu đã đủ hấp dẫn để doanh nghiệp đặt một nhà máy sản xuất loại linh kiện, phụ tùng ôtô? Đã gần thời điểm năm 2018 - khi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô khu vực Asean bằng 0%, các doanh nghiệp càng cần phải tính toán xem với cùng số tiền họ bỏ ra, buôn ôtô lãi hay làm ôtô lãi - thêm một khó khăn cho ngành sản xuất ôtô trong nước
Theo bà Lê Thị Thủy – chuyên viên tư vấn investconsult group: “Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay Việt Nam có khoảng 70 doanh nghiệp sản xuất linh kiện (40 doanh nghiệp FDI và 30 doanh nghiệp nội đia), phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Số doanh nghiệp này thực sự còn quá m ỏng quy m ô còn nhỏ và thậm chí năng lực còn rất yếu”.
Theo trang web bộ công nghiệp ra ngày 16/12/2009 của tác giả Xuân Toàn có đưa: “Cũng do linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước khan hiếm nên hầu hết các linh kiện, phụ tùng Việt Nam đang sử dụng phải nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…mặc dù nhập khẩu như vậy nhưng không phải điều kiện nhập hàng và chất lượng lúc nào cũng đồng đều và thuận lợi. Các hãng xe như Toyota,
Ford, Mazda…có nhà máy tại Việt Nam thời gian qua phải nhập khẩu phụ tùng ở nước ngoài về phục vụ cho lắp ráp cho các nhà máy ô tô của họ. Hãng nào nhập ít cũng phải từ vài trăm triệu USD mỗi năm. Ví dụ như hãng Toyota, năm 2002 đã nhập khẩu linh kiện trị giá 150 triệu USD, năm 2005 nhập đến 460 triệu; hãng Mazda cũng nhập gía trị linh kiện lên tới 280 triệu USD.Trong khi các doanh nghiệp lắp ráp phải đi nhập linh kiện từ nước ngoài về thì việc sản xuất linh kiện phụ tùng trong nước lại dậm chân tại chỗ. Doanh thu cả năm chưa bằng một số lẻ của các hãng nhập về, cụ thể là năm 2005 doanh thu từ sản xuất linh kiện chỉ đạt tới 2,3 triệu USD”.
Phó giám đốc sở công thương Phạm Đức Tiến đã nhận định về thực tế sản xuất, lắp ráp ôtô trên địa bàn tại hội nghị xúc tiến hoạt động phát triển công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ôtô thành phố Hà Nội do sở công thương tổ chức hôm 23/6/2010: “Hầu hết doanh nghiệp chỉ lắp ráp ôtô dưới dạng CKD (mua linh kiện phụ tùng nhập bên ngoài nước về lắp ráp) với trình độ công nghệ gần như nhau, dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị gia tăng đạt được chủ yếu ở các khâu sơn, hàn , lắp ráp… còn lại 90% linh kiện, phụ tùng khác được nhập từ hàn quốc, trung quốc...khảo sát cũng ch o thấy, hà nội đã hình thành một số cơ sở chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện vật tư cung cấp cho sản xuất ôtô như gương, kính, ghế, dây điện, săm lốp, ắc quy… doanh nghiệp bước đầu có sự khai thác, hỗ trợ nhau trong sản xuất để nâng dần tỷ lệ nội địa hoá. Tuy nhiên, công nghệ gia công tại một số doanh nghiệp cơ khí còn nhiều hạn chế, công suất thấp, giá thành cao, mà chất lượng không ổn định nhất là các khâu tạo phôi, sản xuất khuôn mẫu… liên kết giữa các nhà sản xuất chủ yếu m ới theo ngành dọc, theo chủ quản lý hoặc do mối quen biết cùng bỏ vốn đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Điều này hạn chế việc khai thác thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, chia sẻ và khai thác thị trường của nhau trên cùng địa bàn, đồn g t h ời h ạn ch ế đầu t ư ph át triển chuyên sâu giữa các doanh nghiệp và giữa các thành phần kinh tế”.
Tại hội nghị ngày 6/9/2010 tổ chức tại Vinaxuki tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Vinaxuki, ông Bùi Ngọc Huyên quả quyết: “Để làm được ôtô không còn con đường nào khác là chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ, tức là phải bỏ ra rất nhiều tiền của. Có tới 80% linh kiện phụ tùng tạo nên một chiếc xe phải sử dụng công nghệ cao mới sản xuất được (như khuôn, dập, động cơ…), mà muốn hạ giá thành xe trong khi chất lượng vẫn tốt thì chúng ta buộc phải hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài và hợp tác ngay giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau”. Cùng về vấn đề này, ông Nguyễn Cảnh Tuấn, giám đốc cty TNHH Hoàng Trà cho rằng, để các doanh nghiệp tìm được đối tác thích hợp, các cơ quan quản lý nhà nước nên tổ chức định kỳ (có thể 3 tháng 1 lần) các buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin và tăng cường trao đổi với các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các vùng lân cận như Hưng Yên, Bắc ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…”
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG PHỤ TÙNG ÔTÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.1.1 Thành công 4.1.1.1 Về chiều rộng 4.1.1.1 Về chiều rộng
Các doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng ôtô ngày càng gia tăng về số lượng và mở rộng quy mô thương mại trên địa bàn Hà Nội. Các cơ sở kinh doanh năm 2008 với số vốn đầu tư ban đầu tính trung bình 15 tỷ nhưng đến năm 2010 số vốn đầ u tư kinh doanh tăng lên 20tỷ. Tính riêng năm 2004 mới có 300 doanh nghiệp cả sản xuất nhưng đến năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng lên 505 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp sản xuất là 70 doanh nghiệp nhiều hơn năm 2004 là 20 doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra của hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội – HASMEA công bố ngày 15/11/2010 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký kinh doanh mặt hàng phụ tùng ôtô tăng 12% so với năm 2008. Tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 20 tỷ trở lên tăng nhiều hơn. và mặt hàng tham gia đăng ký kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng, tính trung bình số lượng mặt hàn g tham gia kinh doanh của các doanh nghiêp năm 2008 chỉ mới 200 chi tiết phụ tùng nhưng đến tháng 11/2010 con số này tăng lên 500 chi tiết, với đầy đủ các chủng loại mặt hàng phụ tùng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu về phụ tùng hiện nay. Lượng nhu cầu mặt hàng phụ tùng ôtô cần cho sản xuất và lắp ráp ngày càng gia tăng. Mỗi năm tỷ lệ tiêu thụ cần cho lắp ráp sản xu ất năm 2008 tính trung bình 1.934 tỷ USD, nhưng đến năm 2012 tỷ lệ này sẽ tăng lên 2,17 tỷ USD. Về thị phần: mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều trên thị trường hàng hoá. Năm 2008 chiếm 1,5% trên tổng số lượng hàng hoá trên thị trường, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ hàng hoá trên thị trường chiếm khoảng 2%.
Riêng đối với những doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô thì đã có những thành công đáng ghi nhận. Với việc cho ra đời các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện, m ột số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã dần chủ động công nghệ của m ình. cuối năm 2010 nhiều mẫu xe du lịch 5 chỗ với tỷ lệ nội địa hoá 50%, cao hơn năm 2008 15%. Tính trung toàn ngành năm 2010 thì mỗi doanh nghiệp vừa sản xuất lắp ráp ôtô có từ 5 – 6 cơ sở sản xuất phụ tùng đi kèm. Nếu so với năm 2008 thì số cơ sở này chỉ ở mức 2- 3 cơ sở. Cam kết tỷ lệ nội địa hoá đến năm 2008 tại các doanh nghiệp này là 17%, và sang năm 2010 tỷ lệ nội địa hoá lên tới 25% và tăng cường hợp tác với nhiều công ty Nhật Bản để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng có quy trình phức tạp, sử dụng công nghệ cao.
Có thể nói các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phụ tùng ôtô không ngừng bổ sung vốn kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên giàu kinh nghiệm, cải tiến khoa học công nghệ vào việc phục vụ kinh doanh. Các doanh nghiệp đã có mạng lưới cung cấp linh kiện phụ tùng ôtô có chất lượng đảm bảo đáp ứng nhu cầu lắp ráp, sửa chữa và thay thế trong nước. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô đang tích cực tìm sự hợp tác liên kết với các công ty nước ngoài trong chuyển giao công nghệ sản xuất, m ở thêm các nhà m áy sản xuất với quy trình sản xuất hiện đại hơn, cùng với sự hỗ trợ ưu đãi của nhà nước các doanh nghiệp đang cố gắng tham gia vào chính sách nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô của nước nhà.
4.1.1.2 Về chiều sâu
Không những cung cấp đa dạng về số lượng, mẫu mã chủng loại mặt hàn g phụ tùng ôtô mà các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn tới chất lượng của phụ tùng mà công ty cung cấp. những mặt hàng có uy tín, thương hiệu trên thế giới ngày càng nhiều hơn, độ bền của các phụ tùng này không ch ỉ đáp ứng những nhu cầu thay thế của khách hàng mà còn đem đến sự hài lòng tin tưởng tuyệt đối. đây chính là cơ sở để xây dựng thương hiệu cho các công ty trong ngành.
Ngoài ra, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều phụ tùng có gắn thêm chức năng nhằm tăng công suất của xe, làm tăng tính năng cho xe như bộ bảo vệ cần gạt nước, thiết bị tiết kiệm xăng, thiết bị chỉnh điện nó không những giúp cho người lái xe quan sát tốt phía sau mà còn giúp ôtô thêm hoàn h ảo, cân đối; gắn cáp vào gương, bắn đinh bảo vệ logo, cài bộ báo động có âm thanh nhằm chống trộm cho các phụ tùng trên xe…những thiết bị này đang rất được những người tiêu dùng quan tâm chú ý, rất phù hợp với tình hình tại Việt Nam hiện nay.
Hệ thống mạng lưới không những ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng m à các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm từng thị trường, quan tâm đến xu hướng tiêu dùng từng thị trường và cung cấp cho thị trường những sản phẩm phù hợp. ví dụ tại thị trường Hà Nội số phụ tùng phục vụ thay thế cho người tiêu dùng chiếm khoảng 35%, còn phụ tùng phục vụ sản xuất và lắp ráp chiếm khoảng 65%, bên cạnh đó ở các vùng lân cận Hà Nội như Vĩnh Phúc thì số lượng phụ tùng phục vụ cho người tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 9%, còn lại là phục vụ cho sản xuất và lắp ráp ôtô.
Ngoài ra, hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô có được những thành công ngày hôm nay có nguồn đóng góp to lớn của nguồn lực lao động. nhân viên tại các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao về kỹ năng bán hàng, về kỹ năng tìm hiểu thị trường và hiểu sở thích tiêu dùng của khách hàng. tỷ lệ nhân viên tốt
nghiệp đại học chuyên ngành marketing, chuyên ngành kinh tế, chuyên ngành kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao. nếu năm 2004 tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp các chuyên ngành trên chỉ chiếm khoảng 20% trong các doanh nghiệp thì đến năm 2010 đã tăng lên 45%. Nguồn lực về vốn được đầu tư sâu hơn về khâu sản xuất những phụ tùng có quy trình công nghệ phức tạp, đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
Hàng năm, ngành kinh doanh phụ tùng ôtô đã tạo ra một lượng lợi nhuận không nhỏ đóng góp rất nhiều vào doanh thu của công ty, tham gia giải quyết việc làm , đóng góp vào ngân sách nhà nước đồng thời cũng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô tại việt nam.
4.1.2 Các phát hiện khi nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô 1. Những hạn chế 1. Những hạn chế
❖ Hạn chế trong phát triển thị trường
Cơ cấu thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô còn chưa hợp lý, các m ặt hàng phần lớn chỉ phân phối tại các thành phố lớn, các khu trung tâm kinh tế. tuy những nơi này mật độ dân số tập trung đông nhưng ở các tỉnh lân cận ven Hà Nội thì số nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô cũng rất nhiều. nhưng các doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng ôtô lại không quan tâm chú ý phát triển mạng lưới phân phối của m ình ra các tỉnh lẻ đó. Vì thế, chưa khai thác triệt để được thị trường, xảy ra tình trạng thị trường này thì cung nhiều nhưng nhu cầu thị trường nhỏ, còn thị trường kia thì nhu cầu nhiều nhưng lại không có nhà cung cấp.
Cơ cấu mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc chưa nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. ví như dòng xe ôtô được tiêu thụ m ạnh trên thị trường miền Bắc là dòng xe đa dụng và xe du lịch nhưng tỷ lệ phụ tùng cung cấp cho các dòng xe này vẫn chỉ chiếm 35% so với tỷ lệ các phụ tùng cho các dòng xe còn lại. chính vì thế xảy ra tình trạng thừa mặt hàng phụ tùng dòng ôtô này còn thiếu m ặt hàng phụ tùng ôtô kia.
Quy mô thương mại măt hàng phụ tùng ôtô có tăng song còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhìn tổng thể thị trường Việt Nam cho các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô còn quá nhỏ. Vì nhu cầu tiêu dùng của thị trường ôtô còn khá khiêm tốn với số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân... Nên các nhà đầu tư không muốn lao vào sản xuất linh kiện phụ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước. Họ lại càng không thể m ơ đến việc cạnh tranh Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... trong việc xuất khẩu linh kiện ô tô. Thái Lan có tới trên 1.500 doanh nghiệp phụ trợ, với tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 70%-80%. Đài Loan cũng có khoảng trên 2.000 nhà đầu tư sản xuất lin h kiện ph ụ
tùng thay thế.chính vì thế thị trường Việt Nam nói chung cũng như thị trường miền Bắc nói riêng đang còn là một mảng thị trường rộng mà các nhà sản xuất phụ tùng chưa biết cách sử dụng khai thác. Còn các nhà kinh doanh phụ tùng ôtô thì ch ỉ biết nhập ngoại phụ tùng về, chưa biết cách kết hợp, liên doanh với các nhà sản xuất phụ tùng để làm tăng giá trị sản phẩm nội địa.
❖ Hạn chế trong phát triển nguồn hàng
Sự ổn định của nguồn: Sự ổn định của nguồn hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có sự gắn kết liên hệ chặt chẽ để cung cấp kịp thời, chính xác số lượng phụ tùng trên thị trường. Sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất còn thấp, tuy các cụm công nghiệp được hình thành nhưng nói chung trong quy hoạch còn thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất phụ trợ và hầu như thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.
Quy mô nguồn hàng: Quy mô nguồn hàng phụ thuôc rất nhiều vào số lượng, cũng như quy mô các doanh nghiệp tham gia cung ứng phụ tùng ôtô trên thị trường. Một chiếc xe ô tô có từ 20.000-30.000 chi tiết và để sản xuất ra nó cần tới hàng ngàn nhà cung cấp linh kiện. Mỗi doanh nghiệp lắp ráp cần tối thiểu 20 nhà cung