Kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 34 - 35)

Đối tượng phỏng vấn bao gồm 3 cán bộ là giám đốc công ty, trưởng phòng kinh doanh và trưởng phòng bán hàng.

Khi được phỏng vấn về những tồn tại trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô thì cả 3 người được phỏng vấn đều cho rằng dung lượng thị trường còn quá nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành chưa nắm bắt được chính xác nhu cầu trên thị trường, các chính sách thuế của nhà nước còn chưa rõ ràng m inh bạch. Và tồn tại được đánh giá có ảnh hưởng mạnh nhất trong 3 yếu tố trên là xuất phát từ nhu cầu thị trường.

Về nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó, đa số các ý kiến ch o rằng nguyên nhân của những tồn tại đó là công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được quan

tâm, nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh doanh còn chưa có kinh nghiệm, nền kinh tế có nhiều biến động, thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo, không triệt để của nhà nước về hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô.

Đánh giá về triển vọng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc, hầu hết các ý kiến đều nhận định thị trường m iền Bắc là m ột t h ị trường lớn và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Theo ông Nhâm Anh Tuấn - Giám đốc công ty thì thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc sẽ tăng nhanh vì đời sống người dân ngày càng phát triển cùng với xu hướng tiêu dùng hướng tới mặt hàng ôtô ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, và đây là tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất lắp ráp ôtô, kéo theo đó là sự phát triển của ngành cung cấp phụ tùng ôtô.

Khi được hỏi về các giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn hiện nay, các ý kiến cho rằng để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng tới công tác nghiên cứu và dự báo thị trường hơn nữa; hoàn thiện hệ thống phân phối mặt hàng phụ tùng ôtô; tăng cường công tác quảng cáo mặt hàng và đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực; ngoài ra, các doanh nghiệp cần có kênh thông tin nhằm liên kết chặt chẽ với nhau, liên kết với khách hàng của mình;

Ngoài ra, không thể thiếu vai trò rất quan trọng của nhà nước trong việc tạo lập các chính sách vĩ mô thuận lợi cho phát triển thương mại mặt hàng như: tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, quy hoạch phát triển ngành một cách thống nhất, ngoài ra các chính sách thuế, cũng như lộ trình cam kết với WTO phải rõ ràng và minh bạch.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)