D Σn i=1 ti SLi Tn Km
d. Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc
Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc được áp dụng nhằm đánh giá kinh nghiệm, khả năng thực hành của ứng viên. Loại trắc nghiệm này có độ tin cậy và chính xác cao. Mẫu công việc được rút ra từ những phần công việc thực tế ứng viên sẽ thường phải thực hiện.
Tóm tắt mục đích và ứng dụng của các hình thức trắc nghiệm trong tuyển chọn được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Mục đích và ứng dụng của các hình thức trắc nghiệm Hình thức trắc nghiệm Mục đích đánh giá Ứng dụng trong tuyển
chọn loại ứng viên nào
Trí thông minh
Các khả năng hiểu biết đặc biệt (ngôn ngữ, toán học, tư duy không gian,…) Sự khéo léo
Trắc nghiệm về cá nhân
Trắc nghiệm về sở thích
Sự thông minh, khả năng học vấn.
Các năng khiếu đặc biệt cần thiết cho các công việc chuyên môn
Sự khéo léo tay chân
Xúc cảm, động cơ cá nhân, tính tình, mức độ tự tin, khả năng hòa đồng với người khác, trung thực, khí chất,…
Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp phù hợp
Quản trị gia, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật.
Các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật
Công nhân kỹ thuật trong các dây chuyền lắp ráp điện tử, sửa đồng hồ,… Quản trị gia, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, thư ký, nhân viên bán hàng,…
Phát triển nghề nghiệp
4.3.1.2. Quá trình xây dựng bài trắc nghiệm
Để có được những bài trắc nghiệm có giá trị, đáng tin cậy, đánh giá đúng vấn đề cần tìm hiểu ở ứng viên và đánh giá chính xác về ứng viên, quá trình xây dựng các bài trắc nghiệm cần theo nội dung, trình tự sau:
Bước 1: Phân tích công việc
Phân tích công việc để xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Căn cứ vảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc để dự đoán những đặc điểm cá nhân và những kỹ năng nghề nghiệp ứng viên cần có để thực hiện công việc tốt nhất.
Bước 2: Lựa chọn bài trắc nghiệm
Lựa chọn các bài trắc nghiệm có các nội dung yêu cầu đánh giá nhân viên theo dự đoán là phù hợp và quan trọng nhất đối với việc thực hiện công việc. Việc lựa chọn này phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn; các nghiên cứu và những dự đoán tốt nhất. Thông thường, các bài trắc nghiệm không thực hiện theo kiểu riêng lẻ, mà được phối hợp lại thành một bài tổng hợp nhằm đánh giá ứng viên về nhiều mặt theo yêu cầu của công việc.
Bước 3: Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm
Trong thực tiễn có thể áp dụng hai cách tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm:
* Áp dụng đối với các nhân viên đang thực hiện công việc và đối chiếu kết quả thực hiện công việc hàng ngày của nhân viên với kết quả trắc nghiệm. Hình thức này dễ thực hiện nhưng kết quả có thể không chính xác do các nhân viên đang làm việc có thể không đặc trưng cho các ứng viên mới vì họ đã được tuyển, đào tạo và làm việc một thời gian trong doanh nghiệp, đã thích ứng với các điều kiện làm việc và đã được chọn lọc, đánh giá theo cách chọn lọc của doanh nghiệp.
* Áp dụng đối với các ứng viên trước khi tuyển chọn chính thức. Sau khi đạt được kết quả tốt trong các bài trắc nghiệm, ứng viên sẽ làm việc thử một thời gian trong doanh nghiệp. Khi đó, đối chiếu kết quả trắc nghiệm với kết quả thực hiện công việc chúng ta sẽ rút ra được những kết luận cần thiết cho bài trắc nghiệm.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh
Trước khi đưa các bài trắc nghiệm vào áp dụng để tuyển ứng viên, cần áp dụng thử như trong bước ba, từ đó, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, sửa đổi bài trắc nghiệm cho hợp lý, đáng tin cậy hơn.
4.3.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn được coi là khâu quan trọng nhất và được áp dụng rộng rãi để làm sáng tỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. Phỏng vấn cho phép tìm hiểu và đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như tướng mạo, tác phong, tính tình, khả năng hòa đồng, mức độ đáng tin cậy,… mà các chứng chỉ tốt nghiệp, các bài trắc nghiệm không thể đánh giá
được hoặc không thể đánh giá một cách rõ ràng. Thông thường trong quá trình phỏng vấn, doanh nghiệp và ứng viên muốn tìm hiểu những điều như trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2: Những điều ứng viên và doanh nghiệp muốn tìm hiểu thông qua phỏng vấn
Ứng viên Doanh nghiệp
- Lương bổng - Đề bạt
- Các cơ hội để phát triển - Thách thức tiềm tàng - An toàn
- Điều kiện làm việc khác
- Hiểu biết về công việc
- Nhiệt tình, tận tâm trong công việc - Kỹ năng, năng khiếu
- Động cơ, quá trình công tác
- Tính tình, khả năng hòa đồng với người khác
- Các hạn chế
4.3.2.1. Các hình thức phỏng vấn