TÌNH UỐNG 12: ANH CHEN

Một phần của tài liệu Baigiang_QTNL- (Trang 123 - 124)

L: Lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ

TÌNH UỐNG 12: ANH CHEN

ANH CHEN

Anh Chen là một cán bộ quản lý chương trình mới của bộ phận phần mềm ứng dụng trong kinh doanh của một công ty liên doanh Âu – Á lớn. Anh 29 tuổi và đã có bằng thạc sĩ QTKD của Đại học quốc tế Á Âu.

Anh được đánh giá là một người làm việc chăm chỉ, luôn nhanh chóng hoàn thành tốt công việc. Anh đã làm cho người quản lý bộ phận anh làm việc ngạc nhiên khi tham dự và kết thúc rất nhanh chóng khóa học thạc sĩ QTKD. Đó cũng là một trong những lý do để Anh Chen được chọn làm cán bộ quản lý chương trình. Anh Chen đã làm việc trong bộ phận này được 7 năm và có một số bạn thân nơi làm việc. Trong bộ phận anh Chen công tác còn có 10 chuyên gia về phần mềm ứng dụng. Ở đây, nhân viên được trả lương thời gian theo trình độ chuyên môn còn thưởng thì được tính dựa vào số lượng các dự án thiết kế ứng dụng các phần mềm được hoàn thành. Một số loại thưởng khuyến khích khác như thưởng cho nâng cao trình độ giáo dục, đào tạo cũng được tính dựa theo kết quả đạt được của từng cá nhân.

Từ lâu, anh Chen đã muốn trở thành cán bộ quản lý của chương trình trong bộ phận anh làm việc và đã mau chóng đảm nhận trách nhiệm quản lý ở đó. Khi trở thành cán bộ quản lý, anh Chen muốn mọi thứ phải được thực hiện theo cách thức của anh. Anh Chen thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến cả những vấn đề nhỏ nhặt nhất trong công việc của các chuyên gia phần mềm ứng dụng. Đồng thời, anh cũng luôn theo dõi công việc của nhân viên khác. Anh Chen cảm thấy đây chính là “bộ phận của anh” và anh phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề ở đó. Nhóm của anh đang thực hiện khoảng 20 dự án, mỗi dự án có rất nhiều vấn đề và nhiều chi tiết phải quan tâm. Cấp trên của anh đã quyết định rằng mọi thông tin đều phải được các cán bộ quản lý bộ phận thông qua. Anh Chen thường nói cho các cộng sự của mình về các tin tức xấu khi không kí kết được các hợp đồng hoặc về các trục trặc trong các phần mềm.

Thỉnh thoảng anh Chen lại phàn nàn về các bạn bè của anh. Họ đã thực hiện công việc theo cách thức của họ, không đúng như cách thức của anh Chen. Anh cảm thấy không vui khi phải làm như vậy nhưng anh đã quyết định là việc lãnh đạo bộ phận ứng dụng phần mềm có hiệu quả hơn là tình bạn bè. Anh nhận thấy từ khi theo học kinh doanh là quản trị không phải là cuộc chạy đua nhằm được ưu thích. Anh cũng nhận thấy ra một vài người thường thực hiện công việc không tốt cần cho nghỉ nhưng anh không biết nên làm thế nào. Các khó khăn ngày càng tăng lên khi anh Chen được đề bạt. Thời gian thực hiện các dự án kéo dài và anh Chen cảm thấy cần thiết phải cứng rắn hơn đối với nhân viên của mình.

Anh Chen muốn duy trì tình bạn cùng bạn bè vui vẻ làm việc, cùng giải trí sau giờ làm việc. Anh mất đi cảm giác thân mật, gần gũi với bạn bè, nhưng trở thành một cán bộ quản lý cũng bõ với những sự hy sinh của anh. Anh nói là các dự án quan trọng hơn con người.

Câu hỏi thảo luận:

TÌNH UỐNG 14

ĐẤY KHÔNG PHẢI LÀ VIỆC CỦA TÔI

Mỹ Lan được tuyển vào làm việc cho một công ty điện thoại đã được 5 tháng. Mỹ Lan là người Việt gốc Hoa, tốt nghiệp đại học tiếng Anh, nên cô nói thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Hoa. Trong quá trình phỏng vấn và theo bản mô tả công việc, không có điều khoản nào đề cập đến ứng cử viên phải biết tiếng Hoa. Tuy nhiên, công việc của cô hay bị gián đoạn vì các đồng nghiệp của cô thường hay nhờ cô phiên dịch hộ mỗi khi gặp khách hàng nói tiếng Hoa. Lúc đầu, Mỹ Lan rất vui vẻ giúp đỡ các đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, khi công việc phiên dịch xảy ra thường xuyên, đôi khi kéo dài gần nửa buổi làm việc, khiến Mỹ Lan phải luôn bận rộn và rất cố gắng mới hoàn thành hết công việc được giao, có cảm thấy khó chịu. Cô cho rằng Công ty đã đối xử không công bằng vì cô không được trả thêm tiền lương hay phụ cấp cho thời gian làm phiên dịch tiếng Hoa. Mỹ Lan nghĩ rằng: Phiên dịch tiếng Hoa không phải là việc của cô, cuối cùng, cô đã từ chối phiên dịch hộ cho các đồng nghiệp.

Câu hỏi thảo luận:

1. Nếu là trưởng phòng dịch vụ khách hàng, Anh(chị) sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

2. Không phải mọi khía cạnh yêu cầu của công việc đều có thể trình bày trong một bản mô tả công việc. Theo Anh(chị), bản mô tả công việc cần được trình bày thế nào để có thể tránh được hiện tượng từ chối của nhân viên:" Đấy không phải là việc của tôi"

TÌNH UỐNG 15:

Một phần của tài liệu Baigiang_QTNL- (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w