Chế độ trả công khoán

Một phần của tài liệu Baigiang_QTNL- (Trang 102 - 103)

L: Lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ

7.3.2.5. Chế độ trả công khoán

Chế độ trả công khoán áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Chế độ trả công này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp. Trong công nghiệp, thường dùng cho các công việc sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc, thiết bị v.v...

Đơn giá khoán có thể được tính theo đơn vị công việc như xây 1m2 tường hoặc cũng có thể tính cho cả khối lượng công việc hay công trình như lắp ráp một sản phẩm, hoặc xây tường và lắp cấu kiện bê tông của một gian nhà. Tiền công sẽ được trả theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ trả công này có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể.

Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể tổ, nhóm thì cách tính đơn giá và cách phân phối tiền công cho công nhân trong tổ nhóm giống như chế độ tiền công tính theo sản phẩm tập thể.

Chế độ tiền công khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ. Tuy nhiên, trong chế độ trả công này, khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để xây dựng đơn giá trả công chính xác cho công nhân làm khoán.

Trên đây là những hình thức và chế độ trả công chủ yếu thường được áp dụng trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các phương pháp trả công rất đa dạng, tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể về tổ chức - kỹ thuật của các công việc và cũng như quan điểm quản lý doanh nghiệp. Không có một chế độ trả công nào là tối ưu, vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn để áp dụng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Baigiang_QTNL- (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w