Giải pháp về tuyến phục vụ:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty hanjin shipping việt nam (Trang 112 - 114)

VI. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP NGÂN SÁCH NHAØ NƯỚC:

1.Giải pháp về tuyến phục vụ:

Hiện nay tuyến vận chuyển hàng hoá đi Châu Âu/ Địa Trung Hải là một trong hai tuyến chủ lực của Hanjin và là tuyến mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Hàng hoá đi khu vực này chiếm khoảng 30% tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu hàng năm của công ty nên phương hướng sắp tới là vẫn phải tiếp tục và nâng cao tỷ trọng hàng hoá đi khu vực này. Để làm được điều này trước tiên HJS VN cần phải nâng cấp các tuyến đã có đồng thời mở các tuyến đi trực tiếp với ưu điểm giá cước thấp hơn, thời gian vận chuyển ngắn sẽ tạo ra được một dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

BẢNG SO SÁNH THỜI GIAN VẬN CHUYỂN SAU KHI THAY ĐỔI LỊCH TAØU MẸ

POD

OLD SERVICE NEW SERVICE

LANE THU SUN LANE THU SUN

HAM NE4 22 26 NE5 23 27

RTM NE2 26 23 NE4 22 26

FXT NE2 29 26 NE2/NE3 28 29

ANR CME/NE2 31 30 NE4 27 31

Cụ thể trong thời gian sắp tới HJS sẽ mở thêm tuyến AAX – theo đó tàu mẹ sẽ ghé trực tiếp các cảng Mersin, Koper (Srilanka), Trieste, Rijeka thay vì phải ghé thêm một cảng trung chuyển nữa (Valencia hay Portsaid) nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời để nâng cao tuyến phục vụ HJS còn mở thêm tuyến đi Tây Phi – WAF tới các cảng: Lagos, Cotonou, Tema… Tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào những thị trường này còn thấp nên việc khai thác tuyến này cũng chưa thật sự hiệu quả nhưng rõ ràng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng mà công ty sẽ hướng đến.

Đối với hàng đi Mỹ: là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua, là thị trường mà VN có tỷ lệ xuất siêu lớn nhất. Quý 3/2009, HJS đã đưa tàu mẹ vào khai thác trên tuyến này và sắp tới cùng với việc hoàn thành dự án cảng nước sâu Cái Mép giai đoạn 2 với 2 cầu tàu dài 590m và 34ha diện tích bãi, HJS còn hướng đến việc hợp tác kinh doanh vận chuyển hàng giữa các ICD, depo trong khu vực thành phố và Cái Mép.

Ngoài ra để đa dạng hoá dịch vụ, công ty cũng đang hướng đến việc xây dựng một mạng lưới tàu feeder giữa Hải Phòng – Qui Nhơn – Bà Rịa Vũng Tàu – Sài Gòn nhằm cung cấp thêm cho khách hàng nhiều sự lựa chọn từ Hanjin.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty hanjin shipping việt nam (Trang 112 - 114)