Doanh thu theo tuyến đường:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty hanjin shipping việt nam (Trang 91 - 96)

IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU NĂM 2009: 1 Mục đích:

Doanh thu theo tuyến đường:

Như đã phân tích, HJS có 2 tuyến đường rất mạnh đó là tuyến đi Mỹ và Châu Âu. Đây là 2 tuyến luôn mang lại lợi nhuận cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu. Ngoài ra, Hanjin còn kinh doanh các tuyến đường khác: Châu Á, Châu Úc và Châu Phi.

Châu Mỹ: Đây là thị trường luôn mang lại doanh thu cao nhất cho công ty, chiếm gần 50% doanh thu và đạt hơn 13 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2008 thì doanh thu tuyến này giảm hơn 14 tỷ đồng về tuyệt đối và giảm 26.54% về số tương đối. Sở dĩ sản lượng cũng như doanh thu của tuyến này luôn chiếm tỷ trọng cao là vì:

- Đây là một trong những thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy, công ty có thể dễ dàng kiếm được các hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo tuyến đường này.

- Châu Mỹ là một trong 2 tuyến đường vận chuyển rất mạnh của công ty với quãng thời gian vận chuyển ngắn, cạnh tranh so với các đối thủ ( trung bình mất từ 15 đến 20 ngày trong khi các đối thủ trung bình mất 18 đến 25 ngày). Vì vậy rất nhiều công ty Forwarder lựa chọn Hanjin để chuyên chở hàng cho tuyến đường này.

Trong năm 2009, tuy doanh thu của tuyến này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng rõ ràng so với năm 2009 ta thấy sự sụt giảm rõ rệt, cụ thể chỉ đạt 48.36%.

Nguyên nhân chính là do sự suy giảm giá cước, do tác động của cuộc khủng hoảng mà có thời điểm mức cước giảm xuống chỉ còn 50% và mặc dù công ty đã đưa ra hàng loạt phụ phí khác như GRI/ EPS sau đó để bù đắp nhưng mức cước vẫn không thể nào đạt như năm 2008 dẫn đến doanh thu hầu hết ở các tuyến Mỹ đều suy giảm (AW giảm 69%, PN giảm 37%, PS giảm 39%) Thêm vào đó việc mất đi một số khách hàng chủ lực như Room To Go, Roomstore, FBI cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình doanh thu của tuyến này.

Châu Âu: Tuy chỉ đứng thứ 2 sau thị trường Mỹ nhưng bù lại doanh thu từ thị trường Châu Âu lại khá ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước mặc dù tỷ lệ tăng có khác nhau. Duy chỉ có giai đoạn này doanh thu tuyến này cũng không tránh khỏi tình hình suy giảm chung khi năm 2009 chỉ đạt 10 tỷ đồng chỉ bằng 60.14% năm trước và giảm gần 7 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm này là do nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam vào thị trường EU giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong tháng 1/2009 đều giảm so với cùng kỳ năm 2008 đồng thời giá cước cũng giảm mạnh nên doanh thu tuyến Châu Âu bình quân đều giảm đi một nửa.

Tuyến Châu Á: Doanh thu tuyến này năm 2009 đạt hơn 5 tỷ đồng, mặc dù tỷ trọng doanh thu của tuyến này có sự gia tăng từ 16 -19% nhưng vẫn mới chỉ đạt 61.83% so với cùng kỳ năm ngoái tức giảm 3.7 tỷ đồng (giảm 6.34% về số tương đối).

Nguyên nhân:

- So với thị trường Châu Aâu, Châu Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước Châu Á thấp hơn làm ảnh hưởng đến sản lượng chuyên chở của công ty.

- Công ty chưa thực sự đi sâu vào đầu tư cho tuyến đường này do quãng đường ngắn, lợi nhuận thấp.

- Số lượng tàu biển chuyên chở cho tuyến đường này ít nên nhiều khi có hợp đồng nhưng không có chỗ trên tàu.

Ngoài 3 thị trường kể trên, bên cạnh đó còn có các thị trường khác như: Châu Úc, Châu Phi. Tuy nhiên, đây là những khu vực thị trường mang lại doanh thu cho công ty thấp nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty. Một phần vì kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này còn thấp, một phần vì công ty không trú trọng phát triển cho 2 khu vực thị trường này ( đội tàu ít, không nhận hàng vào mùa cao điểm, không nhận hàng nếu lợi nhuận thấp…)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty hanjin shipping việt nam (Trang 91 - 96)