Biểu đồ 2: CHI PHÍ GIAI ĐOẠN 2005 –

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty hanjin shipping việt nam (Trang 38 - 41)

I. SỰ HÌNH THAØNH VAØ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HANJIN SHIPPING VIỆT NAM:

Biểu đồ 2: CHI PHÍ GIAI ĐOẠN 2005 –

(Nguồn: Phòng Kế toán- Hanjin shipping Viet Nam)

Nhìn trên biểu đồ có thế thấy, chi phí của công ty tăng năm sau luôn cao hơn năm trước và có sự tăng vọt chi phí vào năm 2006 và năm 2007. Nguyên nhân của việc tăng vọt chi phí là do:

- Năm 2006: Chi phí tăng 11.34% so với năm 2005, mất gần 1,72 triệu USD.

Sau một năm doanh thu sụt giảm (năm 2005), năm 2006 công ty quyết định tuyển thêm nhân viên kinh doanh và nhân viên dịch vụ khách hàng nhằm tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Việc tăng nhân viên cũng đồng nghĩa phải tăng thêm máy móc trang thiết bị. Bởi vậy lương nhân viên cũng như chi phí máy móc, thiết bị năm 2006 tăng hơn so với năm 2005.

Hơn nữa, trước sức ép lạm phát và sự tăng giá liên tục mặt hàng xăng dầu trong năm 2006 đã đẩy giá của tất cả các mặt hàng tăng theo. Cũng như nhiều công ty khác đang hoạt động tại Việt Nam, chi phí của Hanjin năm 2006 vì thế tăng mạnh đặc biệt là các khoản chi phí: tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, chi phí kinh doanh.

- Năm 2007: Chi phí tăng 20.04% so với năm 2006, mất hơn 2,06 triệu USD. Đây là tỷ lệ tăng chi phí khá cao so với các năm về trước.

Nguyên nhân là do việc tăng giá xăng dầu trên thế giới cũng như sự suy thoái của thị trường chứng khoán và bất động sản Mỹ làm cho lạm phát và giá cả tại Việt Nam tăng vọt. Theo ước tính, lạm phát của Việt Nam năm 2007 là trên 12%. Trong năm này, Hanjin phải điều chỉnh lương nhân viên tăng từ 10% đến 30% để bù lại lạm phát. Đồng thời các chi phí khác cũng tăng mạnh theo giá cả thị trường: Chi phí kinh doanh, chi phí mua máy móc, vật dụng văn phòng. Đó chính là lý do đẩy chi phí của công ty năm 2007 tăng vọt so với năm trước.

- Năm 2008: chi phí của 6 tháng đầu năm 2008 tính ra đã chiếm 80.03% so với cả năm 2007, mất gần 1,66 triệu USD.

Nguyên nhân là do những bất ổn về thị trường tiền tệ, chứng khoán và vàng bạc trong nước cũng như giá cả xăng dầu và các mặt hàng tiêu dùng tăng cao. Công ty không những phải chi trả nhiều hơn cho các loại chi phí : kinh doanh, mua máy móc, văn phòng phẩm…..mà còn phải điều chỉnh lại lương của nhân viên sao cho bù đắp được lạm phát đang tăng cao (gần 20%) nhằm giữ nhân viên ở lại làm việc lâu dài với công ty. Cộng thêm chi phí thuê văn phòng tại TPHCM trong năm này tăng đến 51%, mặc dù công ty đã phải đề ra các kế hoạch tiết kiệm chi phí như: dời văn phòng từ trung tâm thành phố toà nhà 37 Tôn Đức Thắng về khu vực Bình Thạnh với giá thuê thấp hơn gần một nửa, cắt giảm các khoản du lịch, đi chơi định kỳ cho nhân viên… nhưng tình hình chung chi phí trong năm này vẫn tăng cao.

- Năm 2009: Do tiếp tục thắt chặt chính sách tiết kiệm chi phí nên năm này chi phí có phần giảm đôi chút gần bằng với mức năm 2007, cụ thể là giảm 19.38% về tỷ lệ và gần 500 ngàn USD về giá trị.

6.3. Lợi nhuận:

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Mức thu lợi nhuận thu được càng cao càng chứng tỏ khả năng điều hành và sự nhạy bén trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

Đối với Hanjin Việt Nam, doanh thu hoa hồng sau khi trừ đi các khoản chi phí chính là lợi nhuận của công ty. Dưới đây là bảng lợi nhuận của công ty qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty hanjin shipping việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w