I. SỰ HÌNH THAØNH VAØ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HANJIN SHIPPING VIỆT NAM:
Biểu đồ 1: BIỂU ĐỒ DOANH THU CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2005 –
ĐOẠN 2005 – 2009
(Nguồn: Phòng Kế toán- Hanjin shipping Viet Nam)
Nhận xét:
Qua biểu đồ có thể thấy rõ doanh thu của công ty Hanjin Việt nam có những biến động tăng giảm doanh thu trong giai đoạn 2005 – 2009:
Hãy bắt đầu bằng năm 2005: Đây là năm đầu tiên Hanjin Việt Nam chấm dứt liên doanh với hãng tàu Gemadept và mở ra một giai đoạn mới khi bắt tay liên doanh với Công ty SGN Logistics. So với năm 2004, doanh thu của năm 2005 chỉ đạt khoảng 1,72 triệu USD, tức giảm hơn 50 ngàn USD (doanh thu năm 2004 đạt 1,770,434 USD).
Nguyên nhân :
- Do một lượng khách hàng thân thiết của hãng tàu Gemadept trước đây cũng ra đi cùng với sự ra đi của Gemadept. Họ tìm đến hãng tàu Gemadept
để ký hợp đồng vận chuyển thay vì Hanjin để giữ vững sự hợp tác lâu dài giữa hai bên.
- Khi vào Việt Nam liên doanh, những vị trí quan trọng ( từ trưởng nhóm trở lên) trong công ty đa số là tuyển dụng những nhân viên dày dạn kinh nghiệm từ Gemadept chuyển sang. Khi tách ra, các nhân viên này lại quay lại làm việc cho Gemadept khiến công ty phải tuyển nhân viên mới, ít kinh nghiệm hơn và mối quan hệ cũng hẹp hơn vì thế bước đầu còn gặp khó khăn về tìm kiếm khách hàng.
- Nguồn vốn kinh doanh không ổn định cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu.
Năm 2006, sau một năm sụt giảm, doanh thu của Hanjin đã có sự tăng
trưởng ấn tượng khi không những đạt mà còn vượt so với mức doanh thu của năm 2004. Cụ thể là tăng 19,01 % về tỷ lệ và tăng hơn 326 ngàn USD về mặt giá trị so với doanh thu năm 2005 đạt khoảng 2,04 triệu USD. Đây là sự tăng trưởng ngoạn mục đối với một công ty mới trải qua một năm vô cùng khó khăn do những thay đổi về thành viên góp vốn.
Nguyên nhân:
- Do sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nhằm phát triển kinh doanh của công ty với những chính sách đúng đắn và hiệu quả:
+ Mở thêm các tuyến đường vận chuyển: Nhận hàng đi Nhật Bản, Nam Phi.
+ Tăng cường thêm mỗi tuần một chuyến đi Pusan ( Hàn Quốc).
- Bộ phận kinh doanh với những nhân viên năng nổ, mang về thêm nhiều hợp đồng mới và lớn cho công ty. Vd: Ký hợp đồng lâu dài với các Forwarder lớn : Birkart (hiện nay là Logwin), Samskip, Liên Anh…
Năm 2007, doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng cao
hơn rất nhiều so với năm trước là 41.35%, tức tăng hơn 846 ngàn USD, đạt tới khoảng 2.89 triệu USD.
Nguyên nhân:
- Việt Nam chính thức là thành viên của WTO vào năm 2007. Lượng hàng xuất và nhập khẩu tăng vọt trong nửa cuối năm khiến lượng hàng hoá vận chuyển của Hanjin theo đó cũng tăng cao.
- Công ty tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ: rút ngắn thời gian vận chuyển, nỗ lực tối đa đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về lịch tàu, vận chuyển container…
- Trong năm này công ty tiếp tục tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng tiềm năng mới: Eimskip, Vantage, NYD, tập đoàn Room To Go tại Hoa Kỳ chuyên nhập khẩu hàng nội thất từ Việt Nam…
Năm 2008: Đây là năm mà Hanjin VN đạt con số tăng trưởng ngoạn
mục nhất hơn 2.95 triệu USD dù so với năm 2007 thì chỉ vượt 1.97% về tỷ lệ và 57,085 USD về giá trị nhưng chính con số này đã giúp cho Hanjin VN nhận được giải thường “Outstanding office” (văn phòng nổi bật) trong hệ thống Hanjin Global.
Tuy nhiên trong bối cảnh chung thị trường vận tải năm 2008 như một bứùc tranh với 2 màu sáng tối tương phản. Trong 6 tháng đầu năm, khi mà các chỉ số kinh tế của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều tăng mạnh và đạt đến đỉnh, sự bùng phát của tín dụng, các chỉ số tài chính – chứng khoán, giá cước vận tải biển trong giai đoạn này cũng lên cao đến mức kỷ lục. Cụ thể doanh thu tổng cộng của 6 tháng đầu năm 2008 của công ty đạt xấp xỉ 1,69 triệu USD, bằng 58.87% của cả năm 2007. Nếu so với
mức thu trung bình 6 tháng của năm 2007 (1,47 triệu USD) thì doanh thu của 6 tháng đầu năm 2008 tăng khoảng 17.74% nhưng vẫn không đạt được mức tăng kỳ vọng của công ty là 20%.
Tuy nhiên từ quý 3/2008, khi thị trường tài chính Mỹ có dấu hiệu khủng hoảng bắt nguồn từ thị trường cho vay dưới chuẩn của nước này và đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, làm đình trệ toàn bộ nền kinh tế Thế giới khiến cho giá cước vận tải biển liên tục trong trạng thái rơi tự do nên doanh thu của công ty dù có tăng nhưng không đáng kể cũng là điều dễ hiểu.
Nếu như năm 2009 là một năm thắng lợi đối với các nhà khai thác cảng biển Việt Nam thì đây lại là một năm “mất mùa” của vận tải biển. Cả năm 2009 doanh thu của công ty chỉ đạt 1.59 triệu USD, giảm 1ec556,851 USD về giá trị và chỉ đạt khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân:
- Giá cước vận tải biển giảm mạnh trong thời gian dài với mức thấp kỷ lục trong vòng hơn chục năm qua. Tháng 3/2009, giá cước từ Việt Nam đi các cảng chính của Châu Âu rớt xuống còn 500 USD/ container 40 feet.
- Trong khi mặt bằng giá cước quá thấp, luôn dưới mức hoà vốn thì năm 2009, doanh nghiệp còn phải đối mặt với lượng hàng hoá vận chuyển giảm mạnh, luôn trong tình trạng khan hiếm do sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành và tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu (suy thoái kinh tế).
6.2. Chi phí:
Như đã phân tích, Hanjin Việt Nam hoạt động giống như đại lý cho Công ty mẹ là Hanjin Shipping ( Hàn Quốc) nên tất các các chi phí cũng như doanh thu là do công ty mẹ kiểm soát. Các chi phí đó bao gồm: thuê tàu, các chi phí tại bến bãi, cầu cảng, bốc và dỡ hàng…Hanjin Việt Nam chỉ chịu các chi phí phát sinh riêng: Chi phí kinh doanh ( chi phí công tác, chi phí giao tiếp), tiền lương nhân viên và các khoản trợ cấp tiền thưởng ; chi phí điện thoại; tiền thuê văn phòng; tiền mua vật dụng, máy móc, trang thiết bị văn phòng …Doanh thu hoa hồng sau khi trừ đi các chi phí này chính là lợi nhuận riêng của Hanjin Việt Nam.