Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 33 - 35)

Với vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh suy giảm kinh tế những năm gần đây, kinh tế nông thôn nước ta đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức nhất là tình trạng nông dân bỏ ruộng. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thì cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước trong việc QLNN về KTNT. Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của KTNT trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch có những mối quan hệ tỉ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lực và phát triển. Trước tình hình đó, Nhà nước là người nhận thức đúng các quy luật vận động phát triển, nắm vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội trong nước và quốc tế để vạch ra các chiến lược và kế hoạch phát triển, thể chế hóa các chủ trương đường lối phát triển kinh tế nông thôn thành các quy chế, luật lệ để hướng dẫn và sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát triển kinh tế ở nông thôn v.v…

phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Có thể có cơ sở khách quan và sâu xa của vai trò QLNN về KTNT bắt đầu từ yêu cầu cân đối trong quá trình phát triển; do vậy phải phối hợp mọi hoạt động của KTNT dựa trên trình độ xã hội hóa ngày càng cao.

Trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường XHCN ở nước ta hiện nay cơ sở khách quan và sâu xa nói trên đòi hỏi việc QLNN đối với kinh tế nông thôn phải xử lý những vấn đề chủ yếu sau đây: Trước tiên, quá trình phát triển của KTNT luôn gắn chặt với hoạt động QLNN. Tiếp theo đó là tạo mọi điều kiện thuận lợi và an ninh cho sự phát triển KTNT. Nền KTNT trong cơ chế thị trường chỉ có thể phát triển ổn định trong môi trường kinh tế, chính trị xã hội, đối ngoại thuận lợi và ổn định. Thứ ba là giải quyết tốt bài toán tham nhũng, lãng phí trong quá trình phát triển.

Để khắc phục những nhược điểm nói trên trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, cần thiết có bộ phận điều hành vĩ mô bằng việc hoạch định các chương trình, kế hoạch phát triển liên quan đến từng vùng từng địa phương, từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp; điều tiết các mối quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển bằng việc ban hành và việc thực hiện các chính sách phù hợp, ban hành và thực hiện các luật lệ để xử phạt các đối tượng vi phạm khi tham gia vào các hoạt động KTNT… Như vậy, nếu như không có sự QLNN thì không thể khắc phục được những khuyết tật do thị trường tạo ra trong quá trình phát triển nông thôn nước ta.

Cuối cùng, Nhà nước phải nắm những lĩnh vực trọng yếu của kinh tế nông thôn bằng thực lực của nền kinh tế nhà nước. Trong KTNT, có nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động mà các tổ chức kinh tế không được phép làm hoặc không làm được.

Từ những phân tích trên ta thấy rằng, muốn KTNT phát triển đúng hướng, phát triển nhanh, có hiệu quả, phát huy được lợi thế so sánh của vùng,

địa phương, của ngành cũng như hạn chế những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển thì hoạt động QLNN đối với KTNT là một yêu cầu tất yếu, khách quan.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)