Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 86 - 88)

Trải qua thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Sự phát triển và biến đổi của nông nghiệp và nông thôn hiện nay thể hiện sự nỗ lực to lớn của Nhà nước ta trong lĩnh vực quản lý vùng và ngành. Nói đến QLNN đối với nông nghiệp, nông thôn chính là nói đến tính hiệu lực, hiệu quả sự tác động của Nhà nước ta đối với sự phát triển KTXH của khu vực nông thôn. Suốt quá trình thực hiện đổi mới, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các nghị định, quy định, văn bản pháp luật, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện chức năng quản lý của mình. Nhờ đó, nền kinh tế nông thôn nước ta đã luôn đạt được sự tăng trưởng, xã hội nông thôn không ngừng biến đổi cả về diện mạo cũng như chất lượng sống của người nông dân. Bằng những hành động cụ thể đó, tác động của QLNN mang lại những ưu điểm cho sự phát triển của KTNT như sau:

* Về chất lượng đội ngũ cán bộ:

Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền trong những năm gần đây được nâng lên cả về trình độ văn hóa, lý luận chính trị, QLNN và chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, hiệu lực và hiệu quả QLNN được nâng lên rõ rệt, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH ở nông thôn và tiến trình CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn.

* Về lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn:

Lập quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn chặt với phát triển kinh tế nông thôn. Mọi kế hoạch đều hướng vào giải quyết 03 mục tiêu cơ bản: dân sinh, dân trí và dân chủ. Việc lập quy hoạch, kế hoạch của chính quyền ở nông thôn trong thời gian qua có những bước tiến bộ đáng kể. Thể hiện như sau:

+ Trong những năm qua KTXH ở nông thôn có những bước phát triển, tình hình dân sinh, dân trí, dân chủ nông thôn được cải thiện, những thành quả đó có sự góp sức to lớn của chính quyền các cấp nói chung và đội ngũ cán bộ chính quyền nói riêng.

+ Trong sản xuất nông nghiệp phần lớn ở khu vực nông thôn đều có quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH ở địa phương. Có những vùng chuyên canh lúa, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, … được hình thành thông qua quy hoạch của chính quyền địa phương đã đem đến những hiệu quả nhất định.

+ Thông qua quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH nông thôn, nhiều địa phương phát triển mạnh các chương trình như: nông thôn mới, liên kết 3 nhà, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, …

+ Quy hoạch phát triển cơ sở giáo dục, y tế, khu chợ nông thôn, khu dân cư cũng được các địa phương quan tâm thực hiện.

* Về quản lý, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế nông thôn: Trong những năm qua, kinh tế hộ phát triển mạnh, hình thức kinh tế trang trại được hình thành ngày càng nhiều, là dấu hiệu chuyển mạnh nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

* Về xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

Trong quản lý và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, các cấp chính quyền có chức năng tổ chức xây dựng, kiểm tra, kiểm soát và tu bổ các

công trình kết cấu hạ tầng cơ sở trong phạm vi của mình. Việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn trong thời gian qua có những bước chuyển biến đáng kể, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo ra diện mạo nông thôn mới.

* Về quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn:

Các chương trình xã hội được các cấp chính quyền, trong đó có chính quyền cấp xã tích cực triển khai và thực hiện ở khu vực nông thôn trong những năm qua thực sự đi vào lòng dân và được nhân dân tích cực ủng hộ như: chương trình xóa đói, giảm nghèo; chương trình giải quyết việc làm; chương trình nước sạch nông thôn; chương trình đền ơn đáp nghĩa, … đã góp phần ổn định đời sống và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, đặc biệt là những hộ nghèo, neo đơn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)