Những hạn chế chủ yếu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 88 - 89)

Phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt, ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình phát triển KTXH và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều quốc gia. Đặc biệt, vai trò quản lý của Nhà nước trong kinh tế nông thôn chưa thực sự hiệu quả, thể hiện qua những điểm sau:

Thứ nhất, quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước…) phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa nông thôn, trong đó:

+ Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi.

+ Quy hoạch đất để sản xuất nông, lâm, thủy sản lâu dài; đất sử dụng làm kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo mặt bằng để phát triển các hoạt động công nghiệp, thương mại nông thôn vẫn chưa xác định rõ ràng, minh bạch.

xứngvới vai trò của nó đối với phát triển kinh tế, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của tỉnh, của đất nước.

Thứ ba, chính sách của Nhà nước và địa phương trong nông nghiệp,nông thôn còn chưa hợp lý. Thời gian qua, Chính phủ đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn.

Thứ tư, tổ chức sản xuất còn phân tán, thể hiện ở kết cấu hạ tầng tại các vùng sản xuất tập trung chưa phát triển; các HTX và tổ chức kinh tế hợp tác chưa phát triển được nhiều hoạt động dịch vụ; hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực nông nghiệp còn yếu kém.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)