Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 39)

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn của một số tỉnh trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn tại Nam Định, chính quyền tỉnh có phương châm chỉ đạo là: Tập trung thực hiện từ đồng vào làng, triển

khai đề án dồn điền đổi thửa ở các xã, thị trấn (trừ xã làm muối) để vừa quy hoạch vùng sản xuất, vừa chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch gọn quỹ đất công và vận động góp đất xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng. Với phương châm đó, Nam Định là một điển hình trong việc phát triển kinh tế nông thôn, để các địa phương noi theo, tiêu biểu như:

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 22/10/2010 chỉ đạo thực hiện Đề án Mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng cây vụ Đông trên chân ruộng 2 lúa và phát triển trang trại nông nghiệp, nhằm mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị. Đến năm 2013, toàn tỉnh đã xây dựng xong quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng trồng lúa đặc sản; xây dựng vùng sản xuất vụ Đông, trồng cây phục vụ chế biến và xuất khẩu (cà chua, dưa chuột); quy hoạch nông thôn mới, dồn điền đổi thửa phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi địa phương. Tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lấy cây cà chua, cải dầu, bí xanh là cây chủ lực của vụ Đông. Đẩy mạnh phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh để từng bước trở thành ngành kinh tế, làng nghề ổn định cho thu nhập cao (Tỉnh ủy Nam Định, 2013).

Tỉnh Nam Định đã xây dựng được kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mạnh, các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh như Quốc lộ 21 với chiều dài 31,9 km, tỉnh lộ 486B, tỉnh lộ 488C đã được cải tạo, nâng cấp đưa vào sử dụng, các trục đường giao thông liên xã được nhựa hóa và bê tông hóa… đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn. Hệ thống thủy lợi tại tỉnh cũng được chính quyền và địa phương chỉ đạo nạo vét, nâng cấp đảm bảo thông thoáng, kết hợp với công tác điều hành linh hoạt của toàn bộ hệ thống vì vậy cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ thống điện nông thôn cũng được đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ thế nông thôn, hệ thống lưới điện trung thế,

lắp đặt trạm biến áp chống quá tải, đảm bảo theo yêu cầu của ngành điện cũng như nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Chú trọng việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để CNH, HĐH nông thôn cũng là một thành công của tỉnh Nam Định. Tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, truyền nghề; phát triển nghề mới tạo việc làm cho người lao động, với phương châm mỗi gia đình có thêm một nghề mới, mỗi xã có thêm một làng nghề mới. Các xóm, tổ dân phố đã tích cực triển khai thực hiện đề án xây dựng làng nghề, củng cố, khôi phục các nghề truyền thống. Coi trọng việc dạy nghề, truyền nghề, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, lắp đặt các cơ sở sản xuất, gia công tạo các xóm, tổ dân phố tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ sản xuất nông nghiệp; 100% các xã, thị trấn trong tỉnh có khuyến nông viên cơ sở, trưởng thú y xã, nhân viên bảo vệ thực vật, các xã ven biển có nhân viên khuyến điểm. Đã tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân chuyển giao công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây trồng, con nuôi.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là một trong các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tiền Giang là vùng đất giàu phù sa, thích hợp cho việc sản xuất lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có 4 cơ quan của Bộ NN&PTNT hoạt động rất hiệu quả là Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam và Trường cao đẳng nông nghiệp Nam bộ. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất trong phát triển KTNT ở đây.

Đồng thời, nhờ những điều kiện thuận lợi, tỉnh Tiền Giang đã và đang thực hiện một số quy định phát triển KTNT thành công, được đánh giá hiệu

quả, đó là: Quy trình GlobalGAP trên cây Vú Sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim – Châu Thành, gạo xuất khẩu ở Mỹ Thành Nam – Cai Lậy, Vietgap trên cây Khóm, đã và đang mở rộng triển khai áp dụng cho cây Thanh Long ở chợ Gạo, cây Xoài Cát Hòa Lộc ở Cái Bè, một số vùng lúa chất lượng cao ở Cai Lậy và Gò Công Tây, … bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Quy trình nuôi cá Tra theo tiêu chuẩn SQF 1000CM ở Hòa Hưng đã được Công ty SGS cấp chứng chỉ chứng nhận và ngành cũng đang xúc tiến việc mở rộng ứng dụng nuôi các sản phẩm chủ lực khác như tôm Sú, Nghêu. Đây là những quy trình nhằm đảm bảo việc không ngừng nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn nông, thủy sản hàng hóa, đảm bảo sản phẩm làm ra ngày càng có uy tín cao trên thị trường cả nước trong và ngoài nước, mà còn đáp ứng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu.

Trong giai đoạn 2008 – 2018, ngành nông nghiệp của tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình lúa gạo, Chương trình phát triển vườn, Chương trình phát triển chăn nuôi và Chương trình phát triển thủy sản. Hình thức các vùng chuyên canh các loại cây, còn là thế mạnh của tỉnh và tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản, nhất là triển khai các mô hình đạt chuẩn GlobalGAP, VietGAP (lúa và một số cây ăn trái đặc sản); chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, nuôi công nghiệp, công tác phòng ngừa các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả thiết thực; phát triển thủy sản theo hướng hình thức các vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Việc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phát huy tác dụng tốt như các công trình thủy lợi đầu mối, cống đập ngăn lũ bảo vệ vườn cây ăn trái, … nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, cải tạo phèn, mặn đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KTNT.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn cấp huyện của một số huyện trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía Nam tỉnh Bình Định, có nhiều nét tương đồng với vùng đồng bằng huyện Lệ Thủy. Kinh tế nông thôn của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm trên 50%, năng suất các cây trồng chính như lúa, ngô, ngô lạc đều tăng. Một số kinh nghiệm chính trong quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp của huyện Tuy Phước:

Quy hoạch phát triển nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, với 3 vùng kinh tế với các thế mạnh về chăn nuôi và cây công nghiệp; cây hàng năm và vùng chuyên canh lúa.

Phát triển đa dạng các hình thức sản xuất nông nghiệp gồm kinh tế hộ, hợp tác xã và kinh tế trang trại. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn về miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất ở.

Xây dựng cơ cấu kinh tế của huyện một cách hợp lý giải quyêt việc làm cho lao động nông thôn. Phân bổ lao động giữa các vùng của huyện một cách hợp lý, điều chỉnh sức lao động từ nơi đông đến những vùng thưa dân.

Huy động đa dạng các nguồn vốn đầu tư để phát triển nông thôn huyện, gồm: Ngân sách đầu tư cho nông nghiệp; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào Nông nghiệp với chính sách ưu đãi về mức thuế suất thấp, miễn hoặc giảm thuế thời gian đầu, tín dụng lãi suất thấp và dài hạn; Tạo vốn đầu tư thông qua vay, tín dụng.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa. Là một xã miền núi huyện Khánh Vĩnh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông – lâm nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái, với một số điểm nổi bật:

Quy hoạch và sử dụng đất đai trên cơ sở đánh giá đất đai nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất. Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa để hình thành các vùng chuyên canh lớn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ruộng đất. Ưu tiên và khuyến khích các nông hộ mở trang trại nông lâm nghiệp, thông qua các chính sách cấp, cho thuê đất sử dụng lâu dài.

Tăng cường công tác dạy nghề cho nông dân theo phương pháp huấn luyện IPM, học gắn liền với thực hành. Phối hợp với Sở ngành liên quan tổ chức các lớp dạy nghề cho nông dân tại các trung tâm dạy nghề và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Khuyến khích nông dân tự học thông qua hình thức tham quan học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến.

Phối hợp với các địa phương tăng cường và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến lâm. Khuyến khích phát triển các cửa hàng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các trung tâm cụm xã, đồng thời vận động, hướng dẫn và tổ chức cho nông dân làm phân chuồng để cải tạo đất.

Phát triển thị trường dịch vụ đầu vào thông qua khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh cung ứng vật tư, phân bón, nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng trên địa bàn huyện.

Hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các mô hình sản xuất gồm (1) Mô hình sản xuất tổ hợp tác liên kết; (2) Mô hình hợp tác xã nông nghiệp cổ phần; (3) Mô hình liên kết, liên doanh; (4) Mô hình sản xuất doanh nghiệp nông nghiệp

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Từ kinh nghiệm của các địa phương và một số nước trong phát triển kinh tế nông thôn có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế nông thôn của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần đổi mới tư duy trong xây dựng phát triển kinh tế nông thôn. Đây là vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trong phát triển kinh tế nông thôn. Bởi, khi xác định phương hướng đúng đắn chiến lược phát triển sẽ là cơ sở để quy hoạch phát triển sản xuất mang tính dài hạn. Trong phương hướng phát triển cần xác định đúng vị trí của ngành nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm điểm khởi đầu để phát triển kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm từ các địa phương cho thấy, muốn phát triển kinh tế nông thôn cần phải kiên trì theo đuổi mục tiêu và tập trung mọi nổ lực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nền nông nghiệp theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh tại địa phương có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, hiện nay phải thực hiện theo hướng công nghiệp hóa nông thôn, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Để thực hiện nội dung này cần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân, đa dạng các loại ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, có cơ chế khuyến khích để khai thác các nguồn lực, huy động vốn, nhất là nguồn lực đóng góp của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, giao thông, điện nước, đào tạo nhân lực, dạy nghề, …Phát triển công nghiệp trong nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, từng bước tăng thu nhập của cư dân nông thôn, tạo diện mạo mới cho

nông thôn.

Thứ ba, phát triển kinh tế nông thôn phải thực hiện chính sách hướng vào xuất khẩu. Sau khi xác định những sản phẩm là thế mạnh của địa phương, cần phải có chiến lược, phương án quy hoạch, đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh phát triển với quy mô lớn nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương. Kinh nghiệm cho thấy, việc chuyển đổi từ nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa hướng đến xuất khẩu là hướng đi tốt nhưng cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi tận gốc tập quán sản xuất và phải ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại. Để thực hiện được hướng đi này, không được nóng vội, cần phải được thực hiện từng bước và phải có sự hỗ trợ đặc biệt từ phía Nhà nước, chính quyền các cấp về vốn, công nghệ nhằm giúp nông dân và các doanh nghiệp dần thích nghi với cơ chế thị trường, chuyển dần tự sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất quy mô lớn, tiến hành đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức và quản lý tốt sản xuất và kinh doanh nông sản xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế của địa phương, góp phần thay đổi đời sống kinh tế - xã hội nông thôn.

Thứ tư, phát triển công nghiệp chế biến. Xuất khẩu hàng nông sản ở nước ta trong những năm qua thường có giá trị tương đối thấp bởi mới chỉ xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu. Vì vậy, khi phát triển kinh tế nông thôn cần đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng giá trị hàng xuất khẩu, vừa giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, khắc phục tính thời vụ đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong nền kinh tế hiện nay, cần chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến và bảo quản cao, đổi mới công nghệ sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu đa đạng và ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc chú trọng vào công nghiệp chế biến dựa trên nền tảng công nghệ cao không chỉ nâng cao chất lượng

sản phẩm mà còn đáp ứng được nhu cầu nông sản ở thị trường rộng lớn hơn, từ đó thúc đẩy xuất khẩu nông sản ra các nước khác.

Thứ năm, điều chỉnh chính sách đối với hàng nông sản. Muốn phát triển kinh tế nông thôn, Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương cần có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp các chính sách liên quan tới phát triển kinh tế nông thôn với những diễn biến của thị trường thế giới và với quy định của WTO. Các chính sách phải đảm bảo chức năng định hướng cho kinh tế nông thôn phát triển, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách (chính sách giá, chính sách marketing, chính sách thuế, …) và các giải pháp khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ nhất định.

Thứ sáu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển các loại du lịch, dịch vụ ở nông thôn. Thực tế nhiều địa phương ở nước ta cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch ở nông thôn, nhất là đối với phát triển thị trường tiêu thụ nông sản. Những điều quan trọng là lựa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)