Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn theo lợi thế của từng vùng; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá, sạt lở đất và cát bay cát chảy.
Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật cho các địa phương để từng địa phương chủ động triển khai theo đúng kế hoạch đề ra.
Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng năm theo quy hoạch từng địa phương.
Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các Doanh nghiệp, Tập đoàn lớn trong và ngoài nước có kế hoạch sản xuất kinh doanh, phối hợp với các địa phương và bà con nông dân để đảm bảo đầu ra cho các loại sản phẩm nông nghiệp.
3.3.2. Kiến nghị với Uỷ Ban nhân dân tỉnh Phú Yên
Cần có các nghiên cứu toàn diện, hệ thống mang tính khoa học phân tích được các lợi thế, tiềm năng, các cơ hội phát triển kinh tế nông thôn và các điểm yếu, thách thức để hạn chế rủi ro cho người sản xuất, kinh doanh.
Xác định được ngành chủ lực và sản phẩm chủ lực của huyện có cơ sở khoa học. Việc xác định ngành chủ lực và sản phẩm chủ lực phải có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là người sản xuất phải dựa trên nhu cầu thực
tiễn, nhu cầu thị trường và năng lực của địa phương.
Cần cải thiện cơ chế quản lý theo hướng tạo động lực cho sự sáng tạo và phát huy năng lực quản lý và chuyên môn trong quản lý Nhà nước về kinh tế nông thôn. Tiến đến xóa bỏ cơ chế quản lý theo dạng xin – cho, ... phải phát huy chủ động sáng tạo của cán bộ và các địa phương trong việc đề xuất các phương án quản lý phát triển kinh tế nông thôn. Tập trung đầu tư các đề án mang tính sáng tạo và có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế nông thôn của huyện. Các hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế nông thôn cần có sự tham gia của người dân. Tiến đến các cơ chế phối hợp quản lý (đồng quản lý), đặc biệt trong các lĩnh vực về quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch; quản lý an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng.
Tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Song song với đó cần triển khai đồng bộ các hoạt động khác như cải thiện cơ chế quản lý, chính sách thu hút nhân tài để phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ được tuyển dụng. Trong đó, cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ là hết sức cần thiết.
Cải thiện công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo đại học, sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ); đạo tào nghề và các hình thức đào tạo khác. Học gắn với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn. Trong đó việc quy hoạch đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn địa phương là rất cần thiết, cần tập trung xây dựng và giám sát việc thực hiện theo định hướng đề ra.
Tóm tắt chương 3
Để hoàn thiện quản lý Nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Tuy An, cần phải tiến hành đồng bộ hệ thống các giải pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính toàn diện nhằm thực hiện nhất quán trong việc phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, trong đó tập trung vào các giải pháp cụ
thể như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước các cấp; phát triển nguồn nhân lực; liên kết hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh; tăng cường thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Với mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Cơ cấu kinh tế nông - lâm, ngư nghiệp chuyển dịch đúng hướng; hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung kết hợp với chế biến đa dạng những hàng hóa nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, có giải pháp ổn định cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường triển khai, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước ổn định dân cư, đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững cho người dân tại huyện Tuy An.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác QLNN về kinh tế nông thôn trong giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng phát triển kinh tế nông thôn của Tuy An trong thời gian tới, luận văn đã đề ra những giải pháp mang tính chiến lược bao quát cũng như những giải pháp riêng biệt có tính đặc thù trong công tác QLNN về kinh tế nông thôn nhằm mục đích đưa kinh tế nông thôn từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tuy An.
Để thực hiện được mục tiêu trên. Chương 3 của luận văn cũng đã đưa ra những kiến nghị từ chủ trương chính sách chung mang tính bao quát đối với Trung ương và tỉnh Phú Yên đến những quyết định mang tính thực thi trực tiếp của huyện Tuy An để từng bước hoàn thiện công tác QLNN về kinh tế nông thôn, góp phần đưa huyện Tuy An phát triển nhanh và bền vững.
KẾT LUẬN
Kinh tế nông thôn giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho số đông dân cư, nông dân, bảo đảm an sinh xã hội và là chỗ dựa quan trọng cho kinh tế Việt Nam vươn lên sau thời kỳ suy giảm kinh tế. Với vị trí quan trọng như vậy, trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, Việt Nam cần nhìn nhận đúng vai trò của lĩnh vực này và xây dựng được chiến lược phát triển nông thôn hợp lý đặt trong cơ cấu ngành tổng thể của nền kinh tế, thì sẽ tận dụng có hiệu quả thế mạnh của nông thôn. Để KTNT phát triển đúng định hướng và đạt các mục tiêu đặt ra thì việc QLNN về KTNT đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
QLNN về KTNT là sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với kinh tế nông thôn thông qua các công cụ quy hoạch, kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề thuận lợi nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp hướng tới mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. QLNN về KTNT bao gồm cả việc xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch. Bên cạnh đó, QLNN về KTNT còn điều tiết các lợi ích giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch. Và sau cùng, sự quản lý của nhà nước còn kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền kinh tế nông thôn, làm ổn định và lành mạnh mối quan hệ KTXH.
Dựa trên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, ta có thể thấy rằng, đây là huyện có thế mạnh trong phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, … gắn với công nghiệp chế biến và sự
giao thương hàng hoá, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, huyện vẫn gặp phải những khó khăn lớn trong quá trình phát triển KTNT như: sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự túc, manh mún, kém hiệu quả, thiếu tính bền vững, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bằng những phân tích và thực tế ta thấy được nguyên nhân chủ yếu là do công tác QLNN vẫn còn nhiều bất cập: Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu tính sát thực. Hệ thống chính sách chưa đồng bộ, việc triển khai các chính sách còn chậm, thiếu tâm huyết và giải pháp cụ thể. Việc bố trí cán bộ trong công tác nông nghiệp, nông thôn không phù hợp, năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chủ động tham mưu phù hợp cho cơ quan cấp trên. Công tác thanh tra giám sát chưa được quan tâm thường xuyên nên chưa kịp thời giải quyết những vướng mắc ở cơ sở.
Muốn KTNT ở huyện Tuy An phát triển theo hướng hàng hoá bền vững thì đòi hỏi phải nâng cao vai trò QLNN về KTNT. Thông qua sự quản lý của nhà nước sẽ giúp mở rộng thị trường, tăng cường hỗ trợ đầu tư vốn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn gắn với chế biến, tiêu thụ và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Qua đó thực hiện vai trò quản lý, điều tiết, hướng dẫn của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy KTNT phát triển nhanh và bền vững.
Qua đây, tác giả mong muốn bằng những đóng góp ở một số vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cũng như kiến thức, kỹ năng và hiểu biết trong công tác QLNN về KTNT được trình bày trong luận văn sẽ đóng góp phần nào trong công tác QLNN về KTNT trên địa bàn huyện Tuy An./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 về Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
[2]. Bộ nội vụ, thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ QLNN của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn. [3]. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
[4]. Chi cục thống kê Tuy An (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), Niên giám thống kê huyện Tuy An.
[5]. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. [6]. Chính Phủ, Nghị định 35/2015/NĐ-CP, ngày 13/4/2015 về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa; Nghị định 62/2019/NĐ-CP, ngày 11/7/2019 về sử đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP, ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
[7]. Đảng bộ huyện Tuy An (2015), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Tuy An lần thứ XVII về Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2015-2020), Tuy An.
[8]. Đảng bộ huyện Tuy An (2020), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Tuy An lần thứ XVIII về Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2020-2025), Tuy An.
tiến sĩ kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội. [10].HĐND tỉnh Phú Yên, Nghị quyết số 167/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 về danh mục, định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã, giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Yên. [11].HĐND tỉnh Phú Yên, Nghị quyết 169/2015/NQ-HĐND, ngày 25/12/2015
về ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2016 – 2020.
[12].HĐND tỉnh Phú Yên, Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 về chủ trương đầu tư Chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn các xã thuộc khu vực miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017 – 2020.
[13].Lê Văn Hợp (2017) Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc Gia.
[14].Huyện ủy Tuy An, Nghị Quyết số 13-NQ/HU ngày 25/6/2013 về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 và đến năm 2020.
[15].Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Tuy An (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), Báo cáo tổng hợp của phòng, Tuy An.
[16].Quốc hội, Luật HTX, Hà Nội năm 2012
[17].Quộc hội, Luật Đất đại, Hà Nội năm 2013
[18].Lê Văn Sơn (2017) Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc Gia.
[19].Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên, Quyết định số 307/QĐ-SNN ngày 27/5/2016 về ban hành Chương trình hành động thực hiện giảm lượng giống gieo sạ, tăng tỷ lệ sử dụng giống cấp xác nhận trong sản xuất lúa và chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, giai đoạn 2016 – 2020. [20].Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135, Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
[21].Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào taọ nghề cho lao đông̣ nông thôn đến năm 2020”.
[22].Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
[23].Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020.
[24].PGS.TS. Nguyễn Văn Thưởng (2007) Dư địa chí huyện Tuy An, 2019, Bản hội thảo, Lưu hành nội bộ.
[25].UBND tỉnh Phú Yên, Quyết định 1100/QĐ-UBND, ngày 15/7/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tuy An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[26].UBND tỉnh Phú Yên, Quyết định 1008/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[27].UBND huyện Tuy An (2015), Đề án tái cơ cấu nông nghiệp huyện Tuy An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020, lưu trữ tại văn phòng UBND huyện Tuy An.
[28].UBND huyện Tuy An, Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 16/11/2016 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
triển khai Chương trình việc làm giai đoạn 2016-2020.
[30].UBND huyện Tuy An, Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05/7/2017 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững huyện Tuy An giai đoạn 2016-2020
[31].UBND huyện Tuy An (2016, 2017, 2018, 2019, 2020), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Tuy An.
[32].UBND huyện Tuy An (2020), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Tuy An giai đoạn 2010- 2020, 2020.
[33].UBND huyện Tuy An (2020), Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Tuy An giai đoạn 2016- 2020, 2020.
[34].Website Bộ Nông nghiệp và phát triển nôn thôn (http://nongnghiep.vn) [35].Website UBND huyện Tuy An (http://tuyan.phuyen.gov.vn)