Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 55)

Quy mô nền kinh tế năm 2020 đạt 7.867,3 tỷ đồng, gấp 1,69 lần năm 2016. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm giai đoạn 2016- 2020 ước đạt bình quân 13,50%/năm (vượt 0,44% so với Nghị quyết). Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hướng tích cực; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ - du lịch.

Tỷ lệ tăng dân số ở mức 0,82%, tăng 0,02% so Nghị quyết; giảm 0,08% so với năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo 4,14%; giảm 8,7% so đầu năm 2016, bình quân 5 năm giảm 1,74%. Giải quyết việc làm mới trong 5 năm 24.269 lao động, tăng 1,1% so Nghị quyết; tăng 20,8% so với năm 2016, bình quân 5 năm là 4.854 người.Xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo và hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ chính sách 599 nhà, đạt 100,1% KH, giảm 77% so với cùng kỳ; giảm 11,3% so với năm 2016; bình quân 5 năm 120 nhà. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 46,2 triệu đồng/người/năm (năm 2015 đạt 25,7 triệu đồng).

Tóm lại, Tuy An hội tụ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển KTNT.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

2.2.1. Thực trạng kinh tế nông thôn tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

2.2.1.1. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, trong những năm qua nông nghiệp Tuy An đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần to lớn vào phát triển KTXH và ổn định an ninh, chính trị của huyện. Ngành sản xuất nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản ngày càng tăng. Một số sản phẩm cây trồng, vật nuôi đã và

đang trở thành hàng hóa chủ lực của huyện như: Lúa gạo, mía đường, thịt gia súc, gia cầm, luồng, gỗ nguyên liệu, thuỷ sản... bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống từng bước được nâng cấp, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Bảng 2.1: GTSX nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

(theo giá so sánh năm 2010) Đơn vị : Tỷ đồng; %

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng GTSX 1295,30 1383,00 1448,00 1494,50 1461,30 1 Nông nghiệp 760,60 811,00 821,00 862,70 832,90 Cơ cấu (%) 58,72 58,64 56,70 57,72 57,00 2 Lâm nghiệp 21,10 21,00 21,00 21,80 24,84 Cơ cấu (%) 1,63 1,52 1,45 1,46 1,70 3 Thuỷ sản 513,60 551,00 610,00 610,00 603,56 Cơ cấu (%) 39,65 39,84 42,13 40,82 41,3

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tuy An

GTSX nông lâm ngư nghiệp phát triển khá ổn định, tổng GTSX tăng đều theo từng năm. Tuy nhiên đối với GTSX nông nghiệp tỷ trọng có giảm nhẹ (từ 58,72% năm 2016 xuống 57,00% năm 2020) bởi vì các cụm công nghiệp, các cơ sở thương mại - dịch vụ được đầu tư vào huyện Tuy An nhiều hơn làm cho đất nông nghiệp giảm, người nông dân phải bán ruộng để xây dựng nhà máy, các cơ sở thương mại-dịch vụ hoặc bỏ làm nông nghiệp tham gia vào đội ngũ công nhân tại các cụm công nghiệp, nhân viên tại cơ sở thương mại - dịch vụ. Cùng với đó là sự chuyển dịch của GTSX Lâm nghiệp (1,63% năm 2016 lên 1,7% năm 2020) và của Thuỷ sản (39,65% năm 2016 lên 41,3% năm 2020) khiến cho tỷ trọng của Nông nghiệp bị kéo xuống dù GTSX vẫn tăng nhẹ theo từng năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt

3,12%/năm, trong đó: nông nghiệp 2,37%/năm, lâm nghiệp 4,32%/năm, thủy sản 4,23%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản trong GDP toàn huyện chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 27,8% năm 2016 xuống 18,6% năm 2020.

Nhiều mô hình sản xuất mới xuất hiện và đang được áp dụng rộng rãi đặc biệt là mô hình liên kết nông – công nghiệp giữa vùng nguyên liệu mía và nhà máy đường mía KCP đã làm thay đổi bộ mặt các xã miền núi của huyện đời sống bà con đã thay đổi rất nhiều… từ đó tạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế vùng nguyên liệu và kinh tế toàn huyện.

Tình hình sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với khai thác tiềm năng của từng vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX giai đoạn 2016-2020 khoảng 2,37%/năm trong đó: Trồng trọt 1,68%/năm, chăn nuôi 4,22%/năm; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, trồng trọt giảm từ 70,8% xuống 69%, chăn nuôi tăng từ 29,2% lên 31%. Tuy nhiên, với khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì những con số nêu trên ta thấy rằng sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển biến tích cực.

Bảng 2.2: GTSX nông nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng; %

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng GTSX 760.60 811.00 821.00 862.70 832.90 1 Trồng trọt 538.50 547.00 555.50 587.90 574.70 Cơ cấu (%) 70.80 67.45 67.66 68.15 69.00 2 Chăn nuôi 222.10 264.00 265.50 274.80 258.20 Cơ cấu ( %) 29.20 32.55 28,2 27,8 31.00 Nguồn : Phòng TC-KH huyện * Về trồng trọt

kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và đạt kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX giai đoạn 2016-2020 ước đạt 2,62%. Tổng diện tích gieo trồng năm 2020 đạt 13.428,7 ha tăng 159 ha so với năm 2016. Giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên 1 ha tăng từ 42,68 triệu đồng năm 2016 lên 46,75 triệu đồng năm 2020.

Bảng 2.3: GTSX trồng trọt phân theo nhóm cây trồng

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cây hàng năm Lương thực có hạt 214.785 226.875 234.465 232.515 233.475 Cây thực phẩm 185.230 197.450 203.660 218.505 219.542 Cây chất bột 31.240 30.390 26.133 26.808 29.058 Cây CN ngắn ngày 102.132 101.125 99.396 88.038 87.956 Cây lâu năm

Cây ăn quả 32.654 37.295 51.070 52.012 57.570 Cây CN lâu

năm 364 327 317 247 251

Tổng 566.405 593.462 615.041 618.125 627.852

Nguồn : Phòng TC-KH huyện

Trong cơ cấu diện tích gieo trồng, cây lương thực có hạt vẫn chiếm tỷ trọng cao, có xu hướng tăng, tăng bình quân 2,14%/năm.

+ Sản xuất lương thực có hạt: Sản xuất lương thực đạt những thành tựu quantrọng, bảo đảm yêu cầu về an ninh lương thực trên địa bàn, có khối lượng hàng hóa đáng kể tham gia thị trường lương thực cả nước, hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Cơ cấu giống, mùa vụ chuyển đổi tích cực, huyện đã chỉ đạo mở rộng

diện tích lúa đông - xuân sớm, diện tích lúa Hè – Thu sớm để tạo quỹ thời gian và quỹ đất cho sản xuất đảm bảo. Sản xuất vụ đông - xuân, nhất là ngô đã dần trở thành vụ chính của nhiều vùng trong huyện, điển hình là ở An Dân, An Định, An Nghiệp, An Ninh Đông và An Hoà Hải góp phần thực hiện mục tiêu lương thực.

+ Thực trạng sản xuất các cây trồng chủ lực như sau:

Cây lúa: Diện tích gieo trồng hàng năm trên 6 nghìn ha, năng suất tăng từ 59,4 tạ/ha năm 2016 lên 61,9 tạ/ha năm 2020, sản lượng đạt trên 40 nghìn tấn.

Cây ngô: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng đạt 932 ha, năng suất 54,6 tạ/ha, sản lượng hơn 5 nghìn tấn.

Cây mía: Diện tích mía năm 2020 đạt 1.661 ha, giảm 18 ha so với năm 2016, năng suất mía nguyên liệu tăng từ 600 tạ/ha lên 612 tạ/ha.

Cây ăn quả: Diện tích tăng từ 1,513 ha năm 2016 lên 1.676 ha năm 2020, năng suất đạt cao nhất năm 2020 là 68,7 tạ/ha.

+ Cây rau thực phẩm: Năm 2016 diện tích gieo trồng là 1.073 ha, năm 2020 tăng lên 1.143 ha, rau các loại được bà con tự trồng chăm sóc theo kiểu truyền thống, bán cho thương lái nên giá cả còn bấp bênh.

* Về chăn nuôi

Sản xuất chăn nuôi phát triển tương đối ổn định, sản lượng thịt hơi các loại liên tục tăng; chất lượng đàn gia súc, gia cầm chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng đàn bò lai tăng, chiếm 93% so với tổng đàn vào năm 2020. Chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại phát triển mạnh ở cả vùng đồng bằng và trung du miền núi theo hướng hiện đại công nghệ sinh học lót đệm và đang thay thế dần mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở gia đình.

Bảng 2.4: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi Đơn vị: con STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Bò 37.400 37.600 38.894 36.029 38.102 2 Trâu 71 70 69 69 68 3 Lợn 18.800 17.908 16.495 16.495 16.570 4 Gia cầm 321.000 369.000 369.000 400.000 410.000 5 Trứng ( nghìn quả) 7.600 7.600 7.650 7.680 7.710 6 Sản lượng thịt hơi các loại (Tấn) 7.600 7.725 7.738 8.769 8.920 Nguồn Phòng TC-KH huyện

Đàn bò chiếm tỷ trọng cao và tăng từ 37.400 con năm 2016 lên 38.102 con năm 2020; tồng đàn tuy có giảm vào năm 2019 nhưng năm 2020 đã được cải thiện về chất lượng, tỷ trọng bò lai tăng từ 76,2% lên 93%. Tỷ lệ đàn bò của Huyện chiếm cao nhất cả Tỉnh.

Đàn trâu chiếm tỷ lệ thấp và giảm nhẹ từ 71 con năm 2016 xuống 68 con năm 2020.

Đàn lợn giảm từ 18.800 con năm 2016 xuống còn 16.570 con năm 2020, mặc dù tổng lượng đàn lợn giảm nhưng đã cải thiện được chất lượng nên sản lượng thịt hơi tăng từ 7.600 tấn lên 8.920 tấn.

Đàn gia cầm tăng đều qua các năm, từ 321 nghìn con năm 2016 lên 400 nghìn con năm 2019 và năm 2020 đạt 410 nghìn con. Đàn gà chiếm khoảng 60% tổng đàn gia cầm, trong đó: gà lông màu chiếm khoảng 70%.

Sản lượng trứng tăng đều trong giai đoạn 2016-2020, lượng trứng năm 2016 là 7.600 quả nhưng đến năm 2020 là 7.710 quả.

Nhìn chung, ngành chăn nuôi của huyện phát triển khá mạnh và toàn diện, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn. Giúp nâng cao thu nhập của các hộ nông dân, đáp ứng nhu cầu trong huyện và một phần của các huyện lân cận, từ đó giúp chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính

trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp đã chuyển từ khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế, khoán nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được các ngành, các cấp phối hợp chỉ đạo có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra; tình hình an ninh rừng trên địa bàn toàn huyện ổn định theo hướng bền vững.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về sản xuất lâm nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng GTSX 21,10 21,00 21,00 21,80 24,84 1 Diện tích trồng rừng tập trung (ha) 250 305 309 312 324 2 Trồng cây phân tán (1000 cây) 143 154 163 172 190 3 Tỷ lệ che phủ rừng (%) 18,5 19,5 21,5 21,5 22 4 Khai thác gỗ (m3) 28.500 29.250 29.321 29.860 30.120 Nguồn : Phòng TC-KH huyện

Tăng trưởng GTSX lâm nghiệp bình quân thời kỳ 2016-2020 ước đạt 4,32%/năm, nâng tỷ trọng lâm nghiệp trong GTSX nông nghiệp của huyện từ 1,63% năm 2016 lên 1,7% năm 2020. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng hơn 10.000ha, trong đó diện tích đất có rừng 324ha.

Tình hình sản xuất thuỷ sản

Ngành thuỷ sản đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân thời kỳ 2016-2020 ước đạt 4.23%/năm. Tổng giá trị thủy sản tăng từ 513,6 tỷ đồng năm 2016 lên 603,56 tỷ đồng năm 2020.

Bảng 2.6: Sản lượng thuỷ sản Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng GTSX 513,60 551,00 610,00 610,00 603,56 1 Nuôi trồng 231,6 238,5 281 286 289 2 Khai thác 282 311,5 329 324 314,56 Nguồn: Phòng TC-KH huyện

Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt 4.834 tấn, tăng 2.329 tấn so với năm 2016 và giá trị nuôi trồng tăng từ 231,6 tỷ đồng năm 2016 lên 289 tỷ đồng năm 2020. Còn sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 đạt 14.750 tấn, tăng 1.150 tấn so với năm 2016 và giá trị khai thác tăng từ 282 tỷ đồng năm 2016 lên 314,56 tỷ đồng năm 2020.

2.2.1.2. Tình hình phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch * Thương mại và dịch vụ

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao hơn trước nhiều, do vậy hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện Tuy An, ngày càng phát triển và chủ yếu vẫn diễn ra ở các chợ. Tuy An là huyện có số lượng chợ nhiều nhất tỉnh Phú Yên (28 chợ, 100% xã, thị trấn trong huyện đều có chợ). Các chợ ở huyện Tuy An chủ yếu là kinh doanh tổng hợp (bán lẻ hoặc bán buôn), hàng hóa đa dạng, phong phú và thiết yếu trong đời sống hàng ngày; phẩm cấp hàng hóa chủ yếu là trung bình, phù hợp với người tiêu dùng bình dân. Quy mô của phần lớn các chợ trên địa bàn huyện ở mức trung bình, cơ sở vật chất kỹ thuật còn sơ sài, tạm thời đáp ứng được nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá của các đối tượng tham gia. Bên cạnh hệ thống chợ, loại hình bán lẻ truyền thống quan trọng khác là các cửa hàng, cửa hiệu nhỏ (tiệm của các hộ tư thương). Các cửa hàng, cửa hiệu này nhìn chung thường phát triển tự phát, không theo quy hoạch, thường gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Năm 2020, hoạt động Thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện Tuy An có sự phát triển mạnh về số lượng, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, mở rộng và phục vụ ngày càng chuyên nghiệp. Tốc độ phát triển nhanh của thương mại – dịch vụ đã làm tăng vai trò quan trọng của ngành trong nền kinh tế: Đóng góp vào tăng trưởng GRDP của huyện ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…

Trong thời gian qua, tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ, du lịch tăng nhanh từ 2.019 tỷ đồng năm 2016 lên 3.245 tỷ đồng năm 2019 và 3.916 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân hàng năm 17,92%. Năm 2020 là 3.916 tỷ đồng, đạt 100% so Nghị quyết, chiếm 49,8% trong cơ cấu kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 3.078 tỷ đồng vào năm 2016 lên 4.406 tỷ đồng năm 2019 và năm 2020 là 4.512 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 16,7%.

Bảng 2.7: GTSX thương mại, dịch vụ, du lịch

(theo giá so sánh năm 2010) Đơn vị : Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng GTSX 2.019 2.314 2.750 3.245 3.916 1 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ, du lịch 3.078 3.170 3.800 4.406 4.512 2 Vận tải hàng hoá

Tổng khối lượng vận chuyển (1000 tấn)

512 517 530 530 540 Tổng khối lượng luân chuyển

(1000 tấn.km)

46.235 46.827 47.200 47.200 47.560

3 Vận chuyển hành khách Tổng khối lượng vận chuyển

(1000 Ln)

286 296 310 320 325 Tổng khối lượng luân chuyển

(1000 Ln.km)

11.569 11.894 12.100 12.210 12.452

Nguồn: Phòng TC-KH huyện

chuyển và luân chuyển đều tăng. Cụ thể: Tổng khối lượng vận chuyển tăng từ 512 nghìn tấn năm 2016 tăng lên 530 nghìn tấn năm 2019 và năm 2020 là 540 nghìn tấn. Tổng khối lượng luân chuyển tăng từ 46.235 nghìn tấn.km năm 2016 lên 47.200 nghìn tấn.km năm 2019 và năm 2020 là 47.560 nghìn tấn.km.

Dịch vụ vận chuyển hành khách ngày càng phát triển trên cả vận chuyển

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)