Trên tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTNT, huyện Tuy An đã triển khai thực hiện các văn bản như:
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính́ phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và Quyết định số 551/QĐ- TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào taọ nghề cho lao đông̣ nông thôn đến năm 2020”.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản.
Dựa trên tinh thần chỉ đạo của trung ương, huyện Tuy An đã có những chủ trương cụ thể như:
UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 về việc thành lập BCĐ các chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 về việc thành lập Văn phòng điều phối các chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020 do
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT làm Chánh văn phòng.
UBND huyện Tuy An ban Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 16/11/2016 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05/7/2017 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững huyện Tuy An giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 13/10/2016 về triển khai Chương trình việc làm giai đoạn 2016-2020.
Bằng những văn bản cụ thể, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo phòng, ban, ngành chức năng của huyện xây dựng các quy hoạch, chương trình dự án đầu tư nhằm cụ thể hoá quy hoạch như: Rà soát quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ lơi;công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ, du lịch; xây dựng NTM ... Các chương trình được áp dụng điển hình như: Chương trình an ninh lương thực, chương trình hỗ trợ giống gốc vật nuôi, chương trình phát triển đàn bò lai, chương trình phát triển mía đường, chương trình trồng rừng và phát triển rừng, chương trình vùng rau sạch, rau an toàn, chương trình NTM... và rất nhiều chương trình phù hợp với tình hình KTXH theo từng giai đoạn phát triển của huyện nói riêng và của cả nước nói chung.
Công tác quy hoạch ở Tuy An trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nổi lên đó là: Quy hoạch chưa phù hợp với thị trường, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, các tác động bên ngoài. Nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý chủ quan; các cơ quan tư vấn thiếu các căn cứ dự báo, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trường, không nghiên cứu chi tiết các điều kiện tài chính, tự nhiên, KTXH vùng quy hoạch; các quy hoạch thiếu sự gắn kết, thống nhất, không gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chế biến, tiêu thụ sản phẩm, do đó hiệu quả đem lại không bền vững trong sản xuất kinh doanh… Công tác quy hoạch chưa thực sự quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
mà trong đó kinh tế trang trại là chủ đạo.
Trước những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và định hướng sản xuất kinh doanh đối với sản xuất nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện Tuy An đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác QLNN nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn mang tính hiệu quả cao và bền vững.
2.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và khu vực phụ trợ nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông thôn
2.3.4.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển kết cấu hạ tầng luôn được đặt ở vị trí trọng tâm trong các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng Nhà nước và luôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước. Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới thường xuyên trong thời gian qua, song vẫn còn yếu kém, chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế; chủ yếu mới phục vụ cho các vùng sản xuất truyền thống. Vì vậy huyện đã có những quy hoạch cụ thể sau:
* Phát triển hệ thống các công trình thuỷ lợi
Tuy An tổ chức thực hiện đầu tư các công trình theo Quy hoạch tổng thể thủy lợi huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Để thực hiện chiến lược trên, Tuy An sẽ đầu tư xây dựng hồ chứa nước để tạo nguồn; kết nối các hồ thủy lợi, triển khai các giải pháp đưa nước ra vùng ven biển; nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện kênh mương; vận hành hợp lý hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông đảm bảo an toàn công trình và hạ du, phục vụ sinh hoạt, sản xuất, phòng chống thiên tai…
Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược này vừa được UBND huyện ban hành, với mục tiêu phấn đấu bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao từ hệ thống
công trình thủy lợi; đặc biệt quan tâm đến những vùng thường xuyên thiếu nước; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững.
Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%, trong đó đến năm 2030 có 30%, năm 2050 có 60% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến.
Đến năm 2030, diện tích cây trồng cạn được tưới đạt 70%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 30%; đến năm 2050 đạt 100%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 60%. Đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp. Cấp nước cho hoạt động kinh tế ven biển, dịch vụ nghề cá.
* Đầu tư hệ thống giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Mạng lưới giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng phát triển khá đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 396,7km, đạt mật độ 1,7 km/km2.
Quốc lộ: Trên địa bàn Tuy An có tuyến quốc lộ 1 đi qua với tổng chiều dài 26km được mở rộng, nâng cấp, trong đó có tuyến cầu vượt đường sắt tại thị trấn Chí Thạnh, đây là tuyến giao thông huyết mạch của cả nước. Tỉnh lộ có 3 tuyến, với tổng chiều dài 41km, hầu hết đạt cấp V đến cấp III, gồm tỉnh lộ 641 (ĐT 641), tỉnh lộ 643 (ĐT 643), tỉnh lộ 650 (ĐT 650). Huyện lộ là các tuyến nối trung tâm huyện với các trung tâm xã, giữa các xã với nhau với chiều dài tổng cộng khoảng 90km. Đến nay tất cả các đường quốc lộ đều đã được trải nhựa đi lại khá thuận lợi, tuy nhiên quy mô đường còn nhỏ hẹp, mới đạt đường cấp V đến cấp III, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời gian tới.
đường xuống cấp nghiêm trọng nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân rất khó khăn.
+ Hệ thống giao thông đường sắt, trên địa bàn Tuy An có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua huyện với chiều dài 92km và 01 nhà ga. Năng lực thông qua trên tuyến là 10 đội tầu/ngày đêm. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Tuy An phát triển giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
* Phát triển hệ thống các công trình điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt
Nhằm đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt, hiện tại với trên 99,8% số xã, 98,9% số thôn trên địa bàn đã được sử dụng điện lưới Quốc gia, vấn đề đặt ra là đẩy nhanh việc sử dụng điện trong các khâu cơ giới hoá trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch nông thôn.
* Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Toàn huyện có 28 chợ, 01 chợ hạng 2 (chợ Chí Thạnh) và 27 chợ hạng 3. Các chợ trên địa bàn huyện được nâng cấp, sửa chữa và xây mới để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, cụ thể:
Stt Sửa chữa, nâng cấp Stt Xây mới
1 Chợ Chí Thạnh, thị trấn Chí Thạnh 1 Chợ Yến, xã An Hòa Hải 2 Chợ Phú Tân xã An Cư, 2 Chợ Trung tâm xã An Thạch 3 Chợ Phú Điềm xã An Hòa Hải 3 Chợ Đầm xã An Ninh Đông 4 Chợ Phú Sơn xã An Ninh Đông 4 Chợ Trung tâm xã An Chấn 5 Chợ Thành xã An Dân 5 Chợ Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh 6 Chợ An Hải, xã An Hòa Hải
- Về cửa hàng tiện lợi: Đến nay, trên địa bàn huyện có 5 cửa hàng đạt tiêu chuẩn cửa hàng tiện lợi theo Hướng dẫn số 32/HD-SCT ngày 23/10/2014 của Sở Công Thương, gồm các cửa hàng thuộc các xã: An Ninh Tây, An Nghiệp, An Thọ, An Ninh Đông, An Xuân.
Từ năm 2017 đã chuyển đổi mô hình quản lý chợ cho Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã quản lý được 08 chợ (ở xã An Chấn, An Cư, An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Dân, An Nghiệp, An Mỹ). Nâng tổng số chợ được chuyển đổi mô hình quản lý lên 14 chợ.
Về tổng thể ta có thể thấy, đối với các vùng sản xuất chuyên canh cơ bản chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, đặc biệt là các xã miền núi. Hệ thống các công trình thủy lợi, đê điều tuy được đầu tư lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh kinh tế, nhất là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt và biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Chất lượng đường giao thông nông thôn còn thấp. Hệ thống chợ đã được cải thiện đáng kể, nhưng phân bố không đều, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Hệ thống trạm, trại chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hóa tập trung.
2.3.4.2. Hình thành và phát triển khu vực hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn
KTNT muốn phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả và mang tính bền vững, lâu dài thì việc hình thành và phát triển các khu vực phụ trợ là điều rất cần thiết. Điều đó được thể hiện qua những vấn đề sau:
* Phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp
Hiểu rõ được vai trò quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Tuy An đã quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, trọng tâm là các ngành chế biến nông lâm thuỷ sản thuộc các vùng kinh tế, ví dụ như: chế biến đường, chế biến tinh bột sắn, chế biến giấy, chế biến lâm nghiệp, chế biến thuỷ sản… Cụm công nghiệp Tam Giang đã được đầu tư xây dựng với tổng diện tích 6,4ha, thu hút 06 doanh nghiệp (trong đó: 03 doanh nghiệp đang hoạt động, 01 doanh nghiệp đang đầu tư cơ sở, 03 doanh nghiệp ngừng hoạt động); hiện nay tiếp tục đầu tư mở rộng với tổng diện tích 18,2ha. Cụm công
nghiệp Phú Long xã An Mỹ với quy mô 74ha, bước đầu đã thu hút 01 doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực may mặc.
Ngoài ra, những năm qua huyện đã quan tâm và chỉ đạo trong vấn đề phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển tiểu thủ công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ví dụ như: bánh tráng Hoà Đa (An Mỹ), dệt chiếu cói (An Cư), đan thúng chai (An Định và An Dân), chế biến nước mắm, cá khô xuất khẩu (An Chấn)… giải quyết cho nhiều lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch phát triển công nghiệp ở Tuy An phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn gặp phải một số hạn chế như:
+ Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chưa gắn với phát triển vùng nguyên liệu.
+ Nhiều cơ sở còn chưa quan tâm đến vùng nguyên liệu, lao động chủ yếu là thủ công, công nghệ thấp nên hiệu quả không cao, gây lãng phí.
+ Lợi ích của người nông dân chưa được thoả đáng khiến cho họ thiếu động lực trong lao động và làm ảnh hưởng đến phát triển nguyên liệu vùng.
+ Đầu tư công nghệ chế biến chưa đúng mực làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, gây khó khăn cho việc tiêu thụ.
* Phát triển mối liên kết phụ trợ khác
HTX được chọn là đơn vị trung gian đó, tổ chức này sẽ đại diện cho các xã viên nông dân thương lượng về giá cả và phương thức mua bán với doanh nghiệp. Nắm được điều đó, Đảng và Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện phát triển HTX, bằng các chủ trương như: Thông tư 02/2006/TT-BKH ngày 13/2/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư và Thông tư 66/2006/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 88/2005/NĐ-CP… đến nay toàn huyện có 12 Hợp tác xã (HTX) kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, 01 HTX vận tải và 01 HTX xây dựng đã hỗ trợ cho nông dân sản xuất có hiệu quả, góp phần
giải quyết các nhu cầu của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. HTX nông nghiệp xã An Xuân, HTX Vận tải xã An Thọ và HTX xây dựng xã An Lĩnh mới thành lập, nên hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa rõ nét.