Cụm công nghiệp Tam Giang đã được đầu tư xây dựng với diện tích 6,4ha, thu hút 06 doanh nghiệp (trong đó: 02 doanh nghiệp đang hoạt động, 01 doanh nghiệp đang đầu tư cơ sở, 03 doanh nghiệp ngưng hoạt động); hiện nay tiếp tục đầu tư mở rộng với tổng diện tích 18,2ha. Cụm Công nghiệp Phú Long xã An Mỹ với quy mô 74ha, bước đầu đã thu hút 01 doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực may mặc.
Các làng nghề truyền thống được khôi phục và được chính quyền địa phương tập trung phát triển như: bánh tráng Hòa Đa (An Mỹ), dệt chiếu cói (An Cư), đan thúng chai (An Định và An Dân), chế biến nước mắm, cá khô xuất khẩu (An Chấn),…thu hút hàng ngàn lao động.
2.2.2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Tuy An Tuy An
2.2.2.1. Những mặt đạt được
Những năm gần đây nền kinh tế nông thôn của huyện Tuy An tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng đối với phát triển KTXH của huyện Tuy An trên các mặt: đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, xây dựng được những vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hàng năm đóng góp trên 30% tổng giá
trị sản phẩm của huyện, sản xuất nông nghiệp ngày càng được cải thiện về chất lượng, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động nhất là khu vực nông thôn, … và quan trọng nhất là góp phần xóa đói giảm nghèo.
Để đạt được những kết quả nêu trên, KTNT huyện Tuy An đã có những cố gắng, nỗ lực và nó được thể hiện qua một số điểm sau:
- Việc quan tâm đến công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tạo nên những thành tựu mới góp phần đưa năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao, đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm.
- Mạnh dạn thay đổi cơ chế quản lý đối với sản xuất nông nghiệp, tạo động lực, kích thích sự sáng tạo của bà con nông dân từ đó tạo nên sự phát triển mạnh mẽ trong KTXH nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
- Chương trình NTM được đẩy mạnh, trọng tâm là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu tư phát triển thuỷ lợi theo hướng đa dạng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho nhân dân.
- Duy trì và phát triển ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, hạn chế mức thấp nhất tình trạng chặt phá rừng trái phép.
- Tốc độ phát triển nhanh của thương mại – dịch vụ đã làm tăng vai trò quan trọng của ngành trong nền kinh tế: Đóng góp vào tăng trưởng GRDP của huyện ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…
Từ kết quả hoạt động hiệu quả, thì nền kinh tế nông thôn của huyện trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm dồi dào và đáng tin cậy của tỉnh Phú Yên. Vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn huyện đã được thực hiện, đang dần chuyển dịch cơ cấu KTNT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
2.2.2.2. Những khó khăn hạn chế và thách thức
- Nền kinh tế nông thôn của huyện Tuy An có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra còn chậm.
- Sản xuất nông nghiệp huyện Tuy An vẫn chưa thực sự gắn chặt với công nghiệp chế biến, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thô. Khâu bảo quản lưu trữ đang còn kém.
- Công tác ứng dụng khoa học đã được áp dụng có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn yếu kém, bị tụt hậu so với các huyện khác làm cho năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá còn bị hạn chế.
- Sự đổi mới và sự phát triển của các thành phần kinh tế còn chậm: Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hoạt động thấp. Kinh tế tập thể, mà chủ yếu là các HTX chưa có chuyển biến rõ nét. Quy mô sản xuất của đa số doanh nghiệp còn bé nhỏ, chủ yếu làm dịch vụ đầu vào, chưa quan tâm nhiều đến dịch vụ đầu ra của sản phẩm.
- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ - du lịch có phát triển đều tăng qua các năm, có sự đầu tư nhưng chưa đáng kể, chưa thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nên giá trị mang lại chưa cao so với tiềm năng thế mạnh của địa phương.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Dựa trên tình hình KTNT trên địa bàn huyện Tuy An, ta có thể thấy sự tác động mạnh mẽ của QLNN vào nền KTNT. Sự tác động của QLNN đối với KTNT là quản lý vĩ mô của nhà nước đối với kinh tế nông thôn thông qua các công cụ kế hoạch, phát luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề thuận lợi cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch hướng tới mục tiêu chung
của toàn bộ nền kinh tế. Sau đây, tác giả sẽ phân tích những nội dung quan trọng của QLNN về KTNT trên địa bàn huyện Tuy An.
2.3.1. Triển khai, cụ thể hoá văn bản pháp luật đối với phát triển kinh tế nông thôn của cấp trên
Dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNT, lãnh đạo huyện đã triển khai, cụ thể hoá các văn bản pháp luật theo từng giai đoạn, từng thời điểm dựa trên tình hình kinh tế chính trị chung của huyện, của tỉnh và của đất nước.
Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng và nhà nước, UBND huyện Tuy An với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình, đã triển khai thực hiện một số văn bản pháp luật hỗ trợ phát triển KTNT như:
- Luật số 48/2010/QH12 của Quốc hội ngày 28/6/2010 về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Thông tư số: 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 về hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Quyết định số: 38/2018/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh Phú Yên về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh phú yên ban hành kèm theo quyết định số 38/2014/qđ-ubnd ngày 14/10/2014 và quy định diện tích kích thước cạnh thửa đất tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh phú yên ban hành kèm theo quyết định số 42/2014/qđ-ubnd ngày 06/11/2014 của ubnd tỉnh phú yên.
- Quyết định số 1288/QĐ-UBND, ngày 13/7/2009 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh phú yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 128/QĐ-UBND, ngày 19/01/2012 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh Phú Yên “Phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh phú yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tuy nhiên, việc triển khai, cụ thể hóa các quyết định, chính sách pháp luật về phát triển kinh tế nông thôn vẫn còn một số tồn tại hạn chế nổi cộm:
* Công tác lên kế hoạch văn bản pháp luật còn yếu, đôi khi còn chưa phù hợp với thực tiễn.
* Chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, các tác động bên ngoài.
* Các văn bản ban hành còn tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn, hoặc ban hành văn bản chậm nên gây khó khăn trong thực hiện công việc.
* Một số văn bản từ trung ương chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương nên khi áp dụng dẫn đến lung túng tại các cấp cơ sở.
2.3.2. Ban hành, chỉ đạo thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn
- Ở khía cạnh này, UBND huyện, các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế và Hạ tầng, Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế phối hợp xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở cho các chủ thể kinh tế đầu tư kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn của huyện giai đoạn 2016 - 2020 huyện Tuy An ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp, nông thôn trong đó nổi bật là:
2.3.2.1. Các chính sách liên quan đến thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh Phú Yên “Phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, tái cơ cấu từng lĩnh vực của ngành nông nghiệp Phú Yên được áp dụng xuyên suốt trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường theo các hướng cơ bản sau:
- Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, trong trồng trọt ổn định sản lượng lương thực và phát triển loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
- Tập trung phát triển các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực, có thị trường tiêu thụ ổn định trên cơ sở phát huy các lợi thế của từng địa phương; tăng nhanh sức cạnh tranh của các sản phẩm có lợi thế của Tỉnh, tạo ra các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung theo quy hoạch gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
- Tổ chức sản xuất theo chuỗi trên cơ sở liên kết, hợp tác với nhiều hình thức đa dạng và bám sát yêu cầu thị trường; từng bước nâng cao vai trò doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá của nông dân theo hướng doanh nghiệp hoá, liên kết hoá và xã hội hoá đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Trong từng lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu được tái cơ cấu tập trung các nội dung về điều chỉnh quy mô theo lợi thế vùng và nhu cầu thị trường, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao (giống, kỹ thuật canh tác, chế biến sản phẩm sau thu hoạch...) và các chính sách hỗ trợ (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng...) để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Về chính sách hỗ trợ, tập trung áp dụng các quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành TW, UBND Tỉnh... trong đó nhà nước tập trung hỗ trợ về Quy hoạch sản xuất về cơ sở hạ tầng đầu mối, về nghiên cứu khoa học, về phòng chống dịch bệnh, về tín dụng ưu đãi... các doanh nghiệp tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu...
* Kết quả thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp - Trồng trọt:
+ Kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo Nghị quyết số 169/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh:Tổng diện tích đã chuyển đổi: 18,5242 ha. Diện tích đất trồng lúa 2 vụ/năm: 0,5ha. Diện tích đất trồng lúa 1 vụ/năm: 18,0242 ha. Tổng kinh phí hỗ trợ hàng năm 23.052.300 đồng. + Thực hiện Chương trình giảm lượng giống gieo sạ theo Quyết định số 307/QĐ-SNN ngày 27/5/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT: Chú trọng hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, nhất là bón phân đủ, cân đối; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, kali,... Áp dụng rộng rãi Chương trình “1 phải 5 giảm”, Chương trình IPM, sạ hàng sạ thưa hợp lý. Nâng cao sử dụng giống lúa có chất lượng, giống cấp xác nhận trở lên đạt 53,8% tổng diện tích (3.519,8 ha/6.546,5 ha); Ưu tiên chuyển đổi về bộ giống lúa mới, giống chất lượng để nâng cao giá trị sản phẩm.
+ Về thực hiện các mô hình, cánh đồng mẫu liên kết tiêu thụ nông sản: Mô hình liên kết sản xuất các giống lúa chất lượng (Bắc Thơm 7, ML49, ĐV108, HT1, TH6,...) theo tiêu chí Cánh đồng lớn trong vụ Đông Xuân và Hè Thu với diện tích 68 ha (An Nghiệp 42 ha, An Ninh Tây 06 ha, TT Chí Thạnh 20 ha), đã đáp ứng nhu cầu giống của nông dân và liên kết tiêu thụ với Công ty dịch vụ cây trồng Quy Nhơn và Viện KHKT Duyên hải Nam Trung Bộ giúp nông dân tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa. Mô hình sản
xuất lúa giống chất lượng cao (gạo Hoa Vàng) với diện tích 20 ha tại xã An Nghiệp. Mô hình trồng cây siêu cao lượng với diện tích 73 ha tại xã An Hoà. Mô hình trồng rau sạch với diện tích 38,5 ha tại xã An Hoà Hải. Mô hình trồng cây mít thái siêu sớm và giống mít địa phương với diện tích 06 ha tại xã An Định và An Xuân (An Định 01 ha, An Xuân 05 ha). Mô hình trồng cây măng tây thương phẩm (xã An Chấn: 0,35 ha, xã An Mỹ 0,2 ha). Mô hình trồng cây ăn quả cải tạo vườn tạp trồng Bưởi da xanh (xã An Nghiệp 8,6 ha). Mô hình trồng cây dược liệu: Cà gai leo, diệp hạ châu (xã An Mỹ 01 ha). Mô hình trồng cây dừa xiêm lùn kết hợp trồng rau màu (xã An Dân 01 ha). Mô hình trồng cây mãng cầu dai (xã An Dân 04 ha). Mô hình trồng cây sen (xã An Cư 1,2 ha, xã An Thạch 01 ha). Mô hình trồng cây đu đủ Hồng phi (xã An Thọ 03 ha). Mô hình trồng cây hồ tiêu, bơ sáp da xanh, cây sầu riêng (xã An Xuân 05 ha).
+ Kết quả thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất trồng trọt (theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ): Hướng dẫn các HTX NN tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho HTX NN, nông dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới mua các loại máy cày, máy bơm, máy gặt đập liên hợp, …để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh tế theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay trên địa bàn huyện có: 18 máy gặt đập liên hợp, 31 máy gieo hạt các loại, 51 máy gặt lúa rải hàng, 78 máy tuốt lúa, 09 máy cuộn rơm, 288 máy cày các loại và nhiều loại máy khác.
Việc áp dụng cơ giới hóa, số lượng trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới tập trung chủ yếu thực hiện ở khâu làm đất, vận chuyển, bơm tưới và thu hoạch ở cây lúa.
- Chăn nuôi:
600 con/trại, được nuôi theo hình thức bán công nghiệp, thực hiện đầy đủ các quy định về tiêm phòng, xử lý chất thải, nhờ vậy dịch bệnh được kiểm soát tốt, hạn chế rủi ro, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
+ Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn có sử dụng đệm lót sinh học do