Giải pháp huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 99 - 100)

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội Tuy An giai đoạn đến năm 2025 ước khoảng 20.620 tỷ đồng (khoảng 980 triệu USD), bình quân mỗi năm đầu tư 2.060 tỷ đồng (98 triệu USD). Trong đó: Ngân sách nhà nước: 16,8% và vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, vốn trong dân: 83,2% tổng vốn đầu tư.

- Vốn ngân sách nhà nước: Tập trung chủ yếu cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, những lĩnh vực mà tư nhân không đầu tư. Tranh thủ sự hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, Trung ương; quản lý tốt việc thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện. Thực hành triệt để tiết kiệm để sử dụng hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ ngân sách huyện; tránh việc đầu tư dàn

trải.

- Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, vốn trong dân: Xây dựng và công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đến các thành phần kinh tế. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai dự án. Chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của huyện. Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ các địa bàn bên ngoài vào huyện, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.

Ngoài các quy định, chính sách hiện hành của Nhà nước về đầu tư tín dụng cho sản xuất, các ngân hàng cần linh hoạt, căn cứ điều kiện cụ thể của người dân và đối tượng sản xuất, kinh doanh để có chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, hoàn trả lãi suất và vay vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)