Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện tuyến

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện tuyến

tuyến tỉnh

* Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị là bệnh viện tỉnh và là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Trung ương Huế. Để khẳng định năng lực đúng với tầm vóc của bệnh viện đa khoa hạng I trong việc khám chữa bệnh cho người dân tỉnh nhà, các tỉnh lâm cận và nước bạn Lào. Trong những năm qua, cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, ngành Y tế Quảng Trị cũng đã

đầu tư TTBYT đồng bộ từ tuyến cơ sở đến tỉnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính hiện đại và hiệu quả trong công tác khám và chữa bệnh. Xuất phát từ quy mô, năng lực hoạt động và nhu cầu thiết yếu của từng đơn vị, với nhiều nguồn mua sắm, đầu tư TTB khác nhau, danh mục TTBYT cho các đơn vị trong ngành tương đối lớn, đa dạng về chủng loại. Đến nay, hệ thống TTBYT bệnh viện tỉnh Quảng Trị được cải thiện đáng kể có khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở tuyến dưới, giảm bớt tình trạng quá tải cho cơ sở tuyến tỉnh. Từ đó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, thúc đẩy phát triển, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, nâng cao uy tính thương hiệu cho đơn vị.

Thực tế cho thấy, gần 90% TTBYT đang được sử dụng và khai thác có hiệu quả, trong đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị được trang bị, cấp đầy đủ các TTBYT hiện đại ngang tầm với các bệnh viện tỉnh khác trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn trên 10% TTBYT chưa được sử dụng, khai thác có hiệu quả do công tác xây dựng kế hoạch chưa sát, có nhu cầu nhưng chưa có nguồn nhân lực hay do chồng chéo của nhiều chương trình, dự án…

Trong điều kiện ngân sách thường xuyên ngày càng hạn chế, ngành đã khuyến khích các đơn vị tự xã hội hoá TTBYT, bệnh viện thực hiện trang bị TTBYT từ nguồn tự có, xã hội hoá từ đó đã góp phần đa dạng nguồn đầu tư mua sắm.

Công tác quản lý TTBYT còn nhiều hạn chế do cán bộ trực tiếp quản lý chưa được đào tạo qua các lớp ngắn hạn, dài hạn chuyên sâu về kỹ thuật y tế. Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng TTBYT hiện còn tồn tại một số bất cập như: chưa sử dụng hết hiệu quả công suất thiết bị, lạm dụng kỹ

thuật trong chẩn đoán và điều trị; một số trang bị thiết bị mới nhưng chưa có cán bộ được đào tạo sử dụng thiết bị; chưa quan tâm đúng mức đến công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ trang thiết bị. Do vậy, chất lượng thiết bị xuống cấp nhanh, tuổi thọ giảm, thậm chí có thiết bị được sử dụng đến khi hỏng nặng mới được sửa chữa, thay thế gây lãng phí về kinh tế và chất lượng khám chữa bệnh.

*Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắK Lắk

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắK Lắk năm 2015 được Bộ Y tế xếp loại hạng I với quy mô 1000 giường bệnh, 29 khoa, 7 phòng chức năng. Trong thời gian qua cùng với việc kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ Bác sĩ, Y tá, điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk,…các TTBYT đã được chú ý đầu tư từng bước hiện đại hóa và cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, chia sẽ gánh nặng quá tải của bệnh viện tuyến Trung ương.

Trong quản lý TTBYT Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk luôn nắm bắt các chủ trương, chính sách quy định của các cơ quan nhà nước đã chú trọng trong khâu lập kế hoạch mua sắm, việc lập kế hoạch mua sắm có sự tham gia của nhiều thành phần từ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ bác sĩ, y tá,… vì vậy, kế hoạch mua sắm TTBYT phù hợp với từng khoa cũng như nhu cầu khám chữa bệnh, hầu các trang thiết bị mua sắm được lên kế hoạch là các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới và đều có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản.

Nguồn vốn đầu tư TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cũng đa dạng và ngày một tăng lên, trong đó có ba nguồn vốn mua sắm trang thiết bị chủ yếu: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của viện, ngân sách nhà nước cấp thông qua UBND tỉnh; vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước.

Quản lý nguồn nhập TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk được chú ý, sau khi ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng TTBYT, bệnh viện sẽ tiến hành nhập kho các TTBYT theo đơn đặt hàng. Nhằm tránh sai sót, trước khi đưa vào sử dụng phục vụ công tác khám, chữa bệnh các TTBYT cần phải được kiểm tra, đánh giá về số lượng, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ…so với đơn đặt hàng định trước.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk đã từng bước được chú trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng của người sử dụng các TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, cho nên đã nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TTBYT tại đơn vị.

1.4.2. Bài học cho quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoatỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 33 - 36)