Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 89)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Dù đã được đầu tư khá nhiều, nhưng do giá trị TTBYT rất đắt nên bệnh viện vẫn không đủ kinh phí để đầu tư. Do kinh phí hạn hẹp nên khi mua sắm trang thiết bị, bệnh viện thường ưu tiên những trang thiết bị có tính phục vụ cấp thiết trang bị tại các khoa, phòng. Vì vậy, số lượng và chất lượng các TTBYT tại bệnh viện vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Nhiều TTBYT tại bệnh viện hư hỏng nhanh do nhập khẩu ở những cơ sở sản xuất giá thành rẽ, đồng thời nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao nên thiếu nhiều TTBYT tại bệnh viện.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong quản lý và sử dụng các TTBYT tại bệnh viện chưa được chú trọng; Vì vậy, trình độ cán bộ quản lý, vận hành, sử dụng các loại TTBYT còn ở mức hạn chế, thiếu kinh nghiệm và khó khăn trong việc tiếp xúc với các nhà cung cấp, hãng sản xuất thiết bị để yêu cầu hỗ trợ về tài liệu kỹ thuật, phụ tùng thay thế, dẫn đến việc sử dụng và bảo dưỡng không đầy đủ và tuân thủ đúng quy trình.

Quản lý nhà nước về TTBYT tại bệnh viện vẫn còn hạn chế như: quá trình thực hiện quản lý TTBYT chồng chéo giữa các lĩnh vực, các bộ, ngành; việc triển khai các quy định quản lý TTBYT chưa tốt và thiếu chặt chẽ; chưa có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu TTBYT; thủ

tục hành chính chưa thực sự thông thoáng; công tác thanh tra, kiểm tra về mua sắm, đấu thầu vẫn còn ít.

Nhận thức của các cấp, ngành Y tế và BVĐKTBĐ trong quản lý về TTBYT tại bệnh viện chưa đúng nên chưa chú trọng tuyển dụng nhân lực đúng chuyên môn, các bệnh viện, cơ sở y tế không có chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng các sinh viên y sinh giỏi cho chức danh này, mà chủ yếu là kiêm nhiệm; chưa có chính sách ưu đãi hoặc chế độ đãi ngộ nào cho kỹ sư y sinh học, cử nhân và công nhân kỹ thuật thiết bị y tế. Hiện nay các cán bộ quản lý TTBYT tại bệnh viện chỉ được đi học những chương trình đào tạo ngắn hạn từ 3 đến 5 ngày và cấp chứng chỉ như: chương trình đào tạo ngắn hạn sử dụng máy lọc thận, máy gây mê, máy thở, máy X-Quang do Bộ Y tế hoặc các công ty, các nhà sản xuất TTBYT tài trợ; các sách hướng dẫn kỹ thuật TTBYT còn rất hạn chế. Hầu hết các đầu sách đều được các cán bộ y, bác sỹ tự mua và tự học hỏi đối với những công việc có liên quan.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hướng, mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

3.1.1 Định hướng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Thực tế cho thấy, muốn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần phải có đồng bộ ba yếu tố: Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng giỏi, tận tình; đầy đủ thuốc chữa bệnh; TTBYT đầy đủ an toàn và hạ tầng cơ sở tốt.

TTBYT đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. TTBYT có vị trí quan trọng trong ba yếu tố:Thầy thuốc, thuốc, Trang thiết bị y tế (y – dược – trang thiết bị y tế trong đó y là chủ lực đóng vai trò quyết định, dược là nòng cốt và trang thiết bị y tế là quan trọng). Ba yếu tố đó quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân

Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã khẳng định TTBYT thuộc vào một chuyên môn của Ngành y tế, nó thâm nhập và phát triển sâu rộng vào các kỹ thuật khám chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa, bộ môn của Ngành y tế. Trong thời kỳ phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ trên thế giới chỉ sau có công nghiệp vũ trụ, quốc phòng và an ninh, nên công nghiệp thiết bị y tế đã nhanh chóng ứng dụng những thành tựu mới nhất vào việc chẩn đoán và điều trị để đạt được mục tiêu cao nhất vì sức khỏe của con người.

Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của Nhà nước cũng như Bộ Y tế trong việc đổi mới công tác quản lý TTBYT ở nước ta là:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực TTBYT.

Thứ hai, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn TTBYT.

Thứ ba, xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ kỹ thuật TTBYT.

Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan xây dựng, đề xuất chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất TTBYT trong nước.

Thứ năm, toàn ngành quan tâm, coi trọng công tác quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả các TTBYT đã được đầu tư góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh.

Thứ sáu, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá đúng hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng tại các cơ sở y tế.

Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực TTBYT.

Thực tế trên đòi hỏi việc quản lý TTBYT trong BVĐKTBĐ vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Quản lý TTBYT đã trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý Bệnh viện, quyết định sự tụt hậu cũng như sự phát triển của Bệnh viện; phấn đấu là một Bệnh viện tuyến tỉnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ, viên chức y tế phục vụ với chuyên môn nghiệp vụ cao. Bên cạnh đó, bệnh viện sẽ góp phần tích cực trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn có hiệu quả tốt hơn để cùng tham gia vào hệ thống y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây nguyên.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, định hướng về quản lý TTBYT của BVĐKTBĐ nhằm phấn đấu là một Bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ, viên chức y tế phục vụ với chuyên môn nghiệp vụ cao nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trình độ kỹ thuật về TTBYT bệnh viện ngang tầm các bệnh viện khu vực trong Nước. Khẳng định được vai trò của Bệnh viện trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh và khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào quy hoạch Bệnh viện Vùng “phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển y tế Việt Nam giai đoạn

đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ”.

3.1.2 Mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnhBình Định Bình Định

Ðảm bảo đủ TTBYT cho bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt chú ý đến các trang thiết bị có tần suất sử dụng cao. Đây là mục tiêu hàng đầu của bệnh viện. Từng bước hiện đại hoá TTBYT cho bệnh viện, tất cả vì chất lượng khám chữa bệnh, vì sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025 đạt trình độ kỹ thuật về TTBYT ngang tầm các bệnh viện lớn trong nước.

Ðầu tư TTBYT có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt được tính hiệu quả, khoa học và kinh tế. TTBYT được đầu tư bổ sung theo nguồn kinh phí đã được phân bổ phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, phát triển nguồn nhân lực TTBYT. Bệnh viện cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn TTBYT. Tăng cường công tác đào tạo chuyên khoa và kỹ năng khai thác sử dụng TTBYT cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, song song với công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật TTBYT để đáp ứng nhu cầu cho sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.

Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên ngành TTBYT, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và cung ứng TTBYT.

Lập hồ sơ lý lịch đầy đủ cho tất cả các loại máy, kiểm kê đối chiếu báo cáo theo quy định. Đối với những máy quý hiếm phải được giao trực tiếp cho người quản lý sử dụng theo quyết định của giám đốc.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình sử dụng và bảo quản thiết bị y tế, đảm bảo thiết bị y tế sử dụng hiệu quả. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động đối với những máy đặc biệt nguy hiểm theo quy định như an toàn áp lực, an toàn bức xạ…

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lýtrang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình quản lý TTBYT tại BVĐKTBĐ 2016 -2020, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Với phương hướng đổi mới và hoàn thiện trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số gợi ý nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý TTBYT tại BVĐKTBĐ trong thời gian tới, như sau:

3.2.1 Giải pháp quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết

Theo điều tra cho thấy BVĐKTBĐ năm 2016- 2020 đã được đầu tư mua sắm TTBYT từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, các nguồn thu hợp pháp khác, nguồn ngân sách, nguồn thu viện phí, nguồn xã hội hóa, vốn vay Dự án Jica – Nhật Bản. Tổng giá trị đầu tư năm 2016-2020 là 389,480 tỷ đồng. Trong đó đầu tư từ nguồn ngân sách được cấp cho bệnh viện là 18 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn vốn vay ODA, dự án Jica – Nhật Bản với giá trị hơn 370 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay tại bệnh viện còn thiếu rất nhiều so với danh mục quy định.

Qua đó cho thấy nguồn vốn ngân sách được cấp để đầu tư mua sắm TTBYT của BVĐKTBĐ rất hạn hẹp, trong khi các TTBYT kỹ thuật cao có giá trị lớn không đáp ứng được nhu cầu mua sắm TTBYT tại bệnh viện; Bệnh viện cần huy động từ các nguồn viện trợ, vay ODA để đáp ứng nhu cầu về

TTBYT của bệnh viện.

Trong thời gian tới Bệnh viện cần tiếp tục huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước, các dự án ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư TTBYT.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.

Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư TTBYT. Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT hàng năm.

Việc thiếu các TTBYT gây nên những xáo trộn lớn trong việc bố trí TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại các khoa của bệnh viện. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc thiếu kinh phí cho đầu tư mua sắm TTBYT tại các cơ sở y tế trong cơ chế tự chủ tài chính hiện nay. Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay của ngành y tế tỉnh nhà nói chung và BVĐKTBĐ nói riêng, cần có những giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề này, cho đến nay Nhà nước cũng đã có những ưu đãi đặc biệt cho việc đầu tư để trang bị các thiết bị công nghệ cao cho bệnh viện. Việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết.

Trong quản lý TTBYT, sự khó khăn về nguồn kinh phí đang là thực trạng chung ở các bệnh viện. Bởi vậy, việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết. Từ thực trạng và nhu cầu sử dụng các TTBYT phục vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong giai đoạn hiện nay. BVĐKTBĐ cần chú trọng đầu tư ưu tiên vào các TTBYT có nhu cầu cần thiết nhất. Cụ thể những TTBYT cần ưu tiên đầu tư mua sắm như: Máy xét nghiệm real-time PCR02 Máy, Máy ly tâm lạnh: 01 máy, Tủ lạnh âm sâu -860C: 01 máy, Bộ dụng cụ mở khí quản: 03 bộ, Máy theo dõi bệnh nhân: 20 máy, Máy thở: 20 máy, Máy đo nồng độ bão hòa ô xy (SpO2): 50 máy.

Đối với việc mua sắm trang thiết bị, khi có yêu cầu, hằng năm hoặc 5 năm, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm đánh giá tổng thể về nhu cầu sử dụng TTBYT của đơn vị. Nhu cầu này căn cứ vào những nội dung như: thống kê TTBYT thiếu, hư hỏng, danh mục kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thống kê về tần suất sử dụng TTBYT, kế hoạch, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đánh giá về hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực khai thác, sử dụng thiết bị.

Cần tăng trách nhiệm trong việc mua sắm, quản lý trang thiết bị, vật tư đặc biệt trong việc mua sắm, quản lý trang thiết bị, vật tư chống dịch COVID-19. Trong đầu tư TTBYT việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, khi xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu căn cứ ít nhất vào một trong các tài liệu theo quy định.

Thứ nhất, là giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 3 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 3 báo giá.

Thứ hai, là dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm.

Thứ ba, là kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật Giá.

thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet.

Căn cứ quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, quyết định việc xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định; không được phát sinh thêm thủ tục hành chính làm chậm trễ, ách tắc trong việc mua sắm [25].

3.2.2 Giải pháp quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế

Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý sử dụng TTBYT tại các bệnh viện nói chung đó là việc đảm bảo các nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT. TTBYT phải được khai thác, sử dụng đúng chức năng, vận hành đúng quy trình, được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng; bảo quản và bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất, đảm bảo an toàn cho người bệnh và người vận hành. Việc quản lý vận hành phải phân công nhân viên phụ trách từng TTBYT và giao trách nhiệm cho người sử dụng cụ thể; Phải theo dõi

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 89)