Giải pháp quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 97)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.2 Giải pháp quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế

Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý sử dụng TTBYT tại các bệnh viện nói chung đó là việc đảm bảo các nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT. TTBYT phải được khai thác, sử dụng đúng chức năng, vận hành đúng quy trình, được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng; bảo quản và bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất, đảm bảo an toàn cho người bệnh và người vận hành. Việc quản lý vận hành phải phân công nhân viên phụ trách từng TTBYT và giao trách nhiệm cho người sử dụng cụ thể; Phải theo dõi bằng phần mềm quản lý hoặc lập sổ để theo dõi sử dụng thiết bị và ghi chép thường xuyên sau mỗi lần sử dụng máy; Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng; phải có Quy định sử dụng TTBYT tại khoa; Lập hồ sơ lý lịch máy cho tất cả thiết bị trong phạm vi quản lý; Xây dựng quy trình vận hành, bảo trì và an toàn sử dụng; Nhân viên y tế được tập huấn về sử dụng TTBYT; Làm thủ tục nhập, xuất, thanh lý TTBYT; Theo dõi hoạt động của TTBYT; Kiểm kê, giám sát hàng năm. Qua khảo sát cho thấy chỉ có 65% nhân viên y tế được tập huấn về sử dụng TTBYT và việc đánh giá chất lượng trong quản lý sử dụng TTBYT tại BVĐKTBĐ được đánh giá khá tốt tuy nhiên cũng có 11% đối tượng đánh giá công tác quản lý sử dụng TTBYT kém, 37% đánh giá bình thường. Điều đó cho thấy, các tiêu chí quan trọng nhất trong khâu quản lý sử dụng TTBYT tại BVĐKTBĐ hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Đây là một trong những yếu kém cần được khắc phục sớm

nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TTBYT tại bệnh viện trong thời gian tới. Để khắc phục những yếu kém này, bệnh viện cần phải:

Thứ nhất, lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT và triển khai việc thực hiện đến từng cán bộ công nhân viên.

Thứ hai, bộ phận quản lý TTBYT của các đơn vị có trách nhiệm thường xuyên rà soát các TTBYT hỏng, đã quá hạn, ít sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để báo cáo Sở Y tế thanh lý, điều chuyển theo quy định về phân cấp, thẩm quyền. Cần đề ra các quy định về công tác báo cáo như tuần/ tháng/ quý/ năm hoặc đột xuất để nắm bắt thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, người quản lý thường xuyên tiếp cận thực tế để đưa ra những chính sách phù hợp và chính xác.

Thứ ba, tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ hồ sơ theo dõi việc sử dụng TTBYT tại các khoa, phòng để tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng. Tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá tình hình sử dụng TTBYT trong đơn vị, yêu cầu các khoa, phòng thực hiện đúng quy trình quản lý TTBYT, đặc biệt là công tác sử dụng cần ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

Thứ tư, xây dựng kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng hằng năm. Cần chú trọng công tác tập huấn và chuyển giao công nghệ khi thực hiện mua sắm với nhà cung cấp.

Thứ năm, định kỳ có kế hoạch mời chuyên gia, đối tác đã cung cấp TTBYT đến tập huấn, hướng dẫn khai thác các tính năng thiết bị và giải đáp những thắc mắc của người sử dụng.

Thứ sáu, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đề xuất giải pháp sử dụng TTBYT có hiệu quả. Kịp thời khen thưởng, động viên những đề xuất đem đến hiệu quả cải tiến.

3.2.3. Giải pháp quản lý sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế

Hiện nay, do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhiều ngành được áp dụng vào thiết bị y tế, thiết bị hiện đại có độ chính xác cao, cần phải có đội

ngũ cán bộ có trình độ để sử dụng và khai thác hết hiệu quả của thiết bị và đội ngũ cán bộ kỹ thuật am hiểu để bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Làm tốt công tác bảo dưỡng định kỳ không những ngăn ngừa những hư hỏng thông thường không đáng kể dẫn đến những hư hỏng lớn, nhằm kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị y tế.

Để đạt được mục tiêu: Nâng cao hiệu quả trong hiệu quả trong công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT đối với các thiết bị hiện có, tránh gây lãng phí các nguồn kinh phí đã được đầu tư, giảm được kinh phí đầu tư và mua sắm thêm các thiết bị mới góp phần vào việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân trong toàn ngành y tế nói chung, tác giả xin có một số giải pháp đề nghị như sau:

Về kinh phí dành cho bảo trì, sửa chữa: Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT hàng năm. Trước mắt, đề nghị nguồn kinh phí này có thể là từ nguồn viện phí, từ NSNN cấp hoặc trích từ các Dự án Quốc gia dành cho ngành y tế về lĩnh vực đầu tư trang bị TTBYT hoặc tranh thủ từ các Dự án viện trợ của các tổ chức ngoài nước dành cho y tế.

Về nguồn nhân lực kỹ thuật cao: Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay và chúng ta cần có những giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề này, cho đến nay như chúng ta biết nhà nước đã đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để trang bị các thiết bị công nghệ cao đến tuyến bệnh viện tỉnh. Nếu không có nguồn nhân lực kỹ thuật cao để đảm trách công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT nói chung thì hiệu suất sử dụng sẽ rất thấp và điều này là đồng nghĩa với lãng phí. Cụ thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật cao về TTBYT như sau:

Kết hợp với các trường đại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại

học chuyên ngành TTBYT nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật thiết bị y tế. Trước mắt, bệnh viện phải dựa vào 3 trường đại học Bách khoa ở 3 khu vực: Hà Nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ chí Minh để đào tạo kỹ sư chuyên ngành. Chúng ta đòi hỏi phải có nguồn nhân lực cao thì đối với các trường đào tạo phải có đầu vào ở mức cao. Các trường đại học Bách khoa ở 3 khu vực đạt được điều này.

Ðưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật - công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào chương trình đào tạo cán bộ đại học và cao đẳng, trung cấp y, dược.

Ban hành chính sách phù hợp để bệnh viện có điều kiện tiếp nhận cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo như: kỹ sư y sinh, cử nhân và công nhân kỹ thuật thiết bị y tế. Không đòi hỏi hoặc yêu cầu quá cao đối với các nhân viên kỹ thuật làm việc trong ngành kỹ thuật y tế, đặc biệt là các kỹ sư mới ra trường. Đối với các kỹ sư tốt nghiệp đạt loại trung bình khá phải sau 3-5 năm trải qua thực tế mới có khả năng giải quyết được các vấn đề cơ bản về bảo trì, sửa chữa của một chuyên ngành nào đó trong lĩnh vực TTBYT.

Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật đạt loại khá giỏi có nguyện vọng vào làm việc trong ngành TTBYT như xét tuyển thẳng hoặc rút ngắn thời gian học việc, ấn định thời gian cụ thể vào biên chế.

Động viên, khuyến khích các nhân viên kỹ thuật đang trực tiếp sử dụng TTBYT ở bệnh viên được học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để đọc được các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị công nghệ cao.

Về tài liệu kỹ thuật: Để có được nguồn tài liệu kỹ thuật cũng như các điều kiện thuận lợi khác cho nhân viên kỹ thuật đáp ứng tốt công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị, bộ phận quản lý TTBYT cần:

sắm TTBYT đưa ra điều kiện bắt buộc là nhà cung cấp phải cung cấp tài liệu kỹ thuật bản gốc (Service Manual). Tương tự như vậy đối với Bệnh viện khi đầu tư mua sắm TTBYT.

Xin đề nghị các Chủ đầu tư- Lãnh đạo Bệnh viện khi nhận được các dự án đầu tư, mua sắm TTBYT từ các nguồn vốn viện trợ thì yêu cầu các tổ chức viện trợ lưu ý đến việc bàn giao thiết bị trong đó phải có tài liệu kỹ thuật.

Về chủng loại thiết bị: Sở Y Tế về chiến lược lâu dài định hướng cho bệnh viện chọn mua đối với từng chủng loại thiết bị có tính đồng nhất về model, hãng sản xuất. Có được như vậy, thực hiện công tác bảo trì sẽ rất thuận lợi, công tác sửa chữa sẽ dễ dàng nhanh chóng.

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý trangthiết bị y tế thiết bị y tế

Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự bùng nổ các công nghệ cao, trong đó công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng có tác động sâu sắc đến toàn xã hội. Kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người. Đặc biệt, công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng.

Nghị quyết số 20 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ việc triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, tiêm chủng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán Bảo hiểm y tế. Mỗi khi khám, chữa bệnh, người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử có thể dịch chuyển thông suốt trong hệ thống y tế, các thông tin về sức khỏe người bệnh được cung cấp cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị... [26].

Ứng dụng CNTT giúp các cán bộ nhân viên ngành y có thể nhanh chóng tiếp nhận tri thức mới của nhân loại mà không cần bận tâm tới khoảng cách địa lý; CNTT giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học; hỗ trợ y tế từ xa (telemedicine); giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác; giảm thiểu tử vong do sai lầm y khoa... ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện, các thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học và kiểm soát mọi thứ một cách dễ dàng, tạo cơ sở cở tốt cho hiệu quả công tác quản lý bệnh viện.Toàn bộ thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học cũng như dễ dàng kiểm soát hơn. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT trong quản lý các TTBYT còn giúp tự động hóa trong việc quản lý TTBYT, từ đó dễ dàng kiểm soát được các thiết bị mà không tốn quá nhiều giấy tờ, công đoạn; Tiết kiệm thời gian tối đa trong quá trình quản lý nhờ những tính năng vượt bậc; Tối ưu được vai trò quản lý cũng như dự tính trước những trường hợp phát sinh để có thể giải quyết kịp thời; Tiết kiệm được nguồn nhân lực vì chỉ cần rất ít nhân viên có chuyên môn cao kiểm soát hệ thống thông qua phần mềm; Theo dõi tình trạng sử dụng, số lượng, độ hao mòn của thiết bị và quá trình bảo hành, sửa chữa; Lập kế hoạch cho dự trù kinh phí thu mua thiết bị mới, thanh lý thiết bị không còn sử dụng được nhanh chóng và chuyên nghiệp [18].

Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý bệnh viện là một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý bệnh viện, thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Với việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTBYT có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh viện như: Kiểm soát tốt hàng tồn kho và dễ dàng trích xuất dữ liệu bất cứ lúc nào; Quản lý lịch sử sử dụng trang thiết bị máy móc một cách bảo mật và chuẩn xác; Hỗ trợ lập kế hoạch mua sắm, quản lý và lựa chọn nhà cung

cấp chất lượng; Báo cáo lịch kiểm tra định kỳ, thông tin bảo dưỡng và thông tin tình trạng thiết bị; Thống kê và lập báo cáo tất cả hoạt động liên quan tới trang thiết bị máy móc; Truy cập hệ thống mọi lúc mọi nơi, giúp công tác quản lý được dễ dàng và tiện lợi hơn.

Hiện nay BVĐKTBĐ không có phần mềm quản lý TTBYT riêng mà công tác quản lý TTBYT được quản lý chung bằng phần mềm về quản lý bệnh viện của Viettel. Vì vậy để quản lý các TTBYT thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, BVĐKTBĐ cần xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng dụng CNTT trong quản lý TTBYT riêng. Ðịnh hướng thế hệ kỹ thuật - công nghệ của thiết bị y tế cần trang bị cho từng tuyến, từng khu vực để đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vấn chẩn đoán, điều trị và đào tạo từ xa. Giúp cho việc thống kê, báo cáo và quản lý các trang thiết bị - vật tư y tế thuận tiện và chính xác.

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế

Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ ngành nào. Nó là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các ngành, các bộ phận. Trong quản lý TTBYT cũng vậy, cho nên cần có những giải pháp tốt nhất trong phát triển nguồn nhân lực.

Trên thực tế, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên ngành TTBYT còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tại bệnh viện. Đặc biệt, nhân lực phụ trách công tác TTBYT tại các khoa lâm sàng bệnh viện phần lớn là kiêm nhiệm, không chuyên nghiệp và đào tạo cơ bản. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều cơ sở kỹ thuật và trang thiết bị tại bệnh viện bị xuống cấp, đặc biệt về chất lượng, độ chính xác, độ an toàn do không được bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra, kiểm chuẩn kịp thời, các thiết bị tại các tuyến y tế cơ sở được sử dụng cho đến khi bị hỏng hóc lớn mới

được sửa chữa thay thế, gây lãng phí về hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh. Thậm chí, một số TTBYT được đầu tư với vốn lớn nhưng đắp chiếu hoặc sử dụng không có hiệu quả…Vì vậy BVĐKTBĐ cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT, nguồn nhân lực phải làm chủ được kỹ thuật trong lĩnh vực TTBYT và giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết bị y tế phát triển hiệu quả bền vững, họ là những người chịu trách nhiệm tư vấn hướng dẫn cho người vận hành sử dụng các TTBYT đạt hiệu quả cao và tránh lãng phí trong đầu tư của các đơn vị cơ sở y tế. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện tốt Nghị định số 36/2016/NĐ – CP về việc quản lý TTBYT từ sản xuất cho đến sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng đạt chuẩn đến vận hành lưu thông, nhập khẩu nhằm yêu cầu nguồn nhân lực phải đáp ứng và thực hiện đúng lộ trình của chính phủ và đề xuất của bộ y tế về việc quản lý TTBYT.

Để phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT có trình độ

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 97)