Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý trang thiết

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 101 - 103)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý trang thiết

thiết bị y tế

Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự bùng nổ các công nghệ cao, trong đó công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng có tác động sâu sắc đến toàn xã hội. Kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người. Đặc biệt, công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng.

Nghị quyết số 20 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ việc triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, tiêm chủng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán Bảo hiểm y tế. Mỗi khi khám, chữa bệnh, người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử có thể dịch chuyển thông suốt trong hệ thống y tế, các thông tin về sức khỏe người bệnh được cung cấp cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị... [26].

Ứng dụng CNTT giúp các cán bộ nhân viên ngành y có thể nhanh chóng tiếp nhận tri thức mới của nhân loại mà không cần bận tâm tới khoảng cách địa lý; CNTT giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học; hỗ trợ y tế từ xa (telemedicine); giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác; giảm thiểu tử vong do sai lầm y khoa... ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện, các thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học và kiểm soát mọi thứ một cách dễ dàng, tạo cơ sở cở tốt cho hiệu quả công tác quản lý bệnh viện.Toàn bộ thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học cũng như dễ dàng kiểm soát hơn. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT trong quản lý các TTBYT còn giúp tự động hóa trong việc quản lý TTBYT, từ đó dễ dàng kiểm soát được các thiết bị mà không tốn quá nhiều giấy tờ, công đoạn; Tiết kiệm thời gian tối đa trong quá trình quản lý nhờ những tính năng vượt bậc; Tối ưu được vai trò quản lý cũng như dự tính trước những trường hợp phát sinh để có thể giải quyết kịp thời; Tiết kiệm được nguồn nhân lực vì chỉ cần rất ít nhân viên có chuyên môn cao kiểm soát hệ thống thông qua phần mềm; Theo dõi tình trạng sử dụng, số lượng, độ hao mòn của thiết bị và quá trình bảo hành, sửa chữa; Lập kế hoạch cho dự trù kinh phí thu mua thiết bị mới, thanh lý thiết bị không còn sử dụng được nhanh chóng và chuyên nghiệp [18].

Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý bệnh viện là một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý bệnh viện, thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Với việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTBYT có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh viện như: Kiểm soát tốt hàng tồn kho và dễ dàng trích xuất dữ liệu bất cứ lúc nào; Quản lý lịch sử sử dụng trang thiết bị máy móc một cách bảo mật và chuẩn xác; Hỗ trợ lập kế hoạch mua sắm, quản lý và lựa chọn nhà cung

cấp chất lượng; Báo cáo lịch kiểm tra định kỳ, thông tin bảo dưỡng và thông tin tình trạng thiết bị; Thống kê và lập báo cáo tất cả hoạt động liên quan tới trang thiết bị máy móc; Truy cập hệ thống mọi lúc mọi nơi, giúp công tác quản lý được dễ dàng và tiện lợi hơn.

Hiện nay BVĐKTBĐ không có phần mềm quản lý TTBYT riêng mà công tác quản lý TTBYT được quản lý chung bằng phần mềm về quản lý bệnh viện của Viettel. Vì vậy để quản lý các TTBYT thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, BVĐKTBĐ cần xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng dụng CNTT trong quản lý TTBYT riêng. Ðịnh hướng thế hệ kỹ thuật - công nghệ của thiết bị y tế cần trang bị cho từng tuyến, từng khu vực để đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vấn chẩn đoán, điều trị và đào tạo từ xa. Giúp cho việc thống kê, báo cáo và quản lý các trang thiết bị - vật tư y tế thuận tiện và chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 101 - 103)