Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện

Thứ nhất: Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

Thứ hai: Đào tạo cán bộ y tế

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ ba: Nghiên cứu khoa học về y học

tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu …

Thứ tư: Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.

Thứ năm: Phòng bệnh

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Thứ sáu: Hợp tác quốc tế

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.

Thứ bảy: Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác [4].

2.1.3.Tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của BVĐKTBĐ gồm:

Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 02 đồng chí Phó Giám đốc có trình độ Tiến sĩ: 01 đồng chí; Bác sỹ chuyên khoa 2: 02 đồng chí;

quản trị, Tài chính kế toán, Điều dưỡng, Vật tư - y tế, Quản lý chất lượng, Công nghệ thông tin, Công tác xã hội.

09 Khoa cận lâm sàng: Thăm dò chức năng, Giải phẫu bệnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dược, Dinh dưỡng, Chẩn đoán hình ảnh, Huyết học, Vi sinh, Hóa sinh.

26 Khoa Lâm sàng: Nội Tổng hợp, Nội Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Nội thận- Lọc máu, Lão, Nội Trung cao, Nội tiết, Nội tiêu hóa, Nhi sơ sinh, Nhi, Phục hồi chức năng, Đông y, Mắt, Răng - Hàm- Mặt, Tai – Mũi – Họng, Khám, Thần kinh, Da liễu, Ngoại Thần kinh cột sống, Gây mê – Hồi sức, Ngoại Chấn thương – Bỏng, Ung Bướu, Ngoại Tổng hợp, Ngoại Tiết niệu, Sản.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

-Mô hình cơ cấu tổ chức của Bệnh viện áp dụng theo mô hình kiểu trực tuyến

Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.

Đặc điểm của loại hình cơ cấu này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến, tức là quy định quan hệ dọc trực tiếp từ người lãnh đạo cao nhất đến người thấp nhất; người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực tiếp. Mô hình này có ưu và nhược điểm như sau:

Về ưu điểm:

Loại hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng. Tức là, mô hình này đề cao vai trò thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc một thủ trưởng. Thông tin trực tiếp nên nhanh chóng, chính xác. Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng.

Về nhược điểm:

Mô hình này chỉ áp dụng cho tổ chức có quy mô nhỏ (người lãnh đạo có thể xử lý những thông tin phát sinh) chứ không phù hợp cho quy mô lớn. Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý.

Khi cần hợp tác, phối hợp công việc giữa hai đơn vị, hoặc hai cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi theo đường vòng qua các kênh đã định.

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 40 - 43)