Giải pháp quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 94 - 97)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.1Giải pháp quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết

Theo điều tra cho thấy BVĐKTBĐ năm 2016- 2020 đã được đầu tư mua sắm TTBYT từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, các nguồn thu hợp pháp khác, nguồn ngân sách, nguồn thu viện phí, nguồn xã hội hóa, vốn vay Dự án Jica – Nhật Bản. Tổng giá trị đầu tư năm 2016-2020 là 389,480 tỷ đồng. Trong đó đầu tư từ nguồn ngân sách được cấp cho bệnh viện là 18 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn vốn vay ODA, dự án Jica – Nhật Bản với giá trị hơn 370 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay tại bệnh viện còn thiếu rất nhiều so với danh mục quy định.

Qua đó cho thấy nguồn vốn ngân sách được cấp để đầu tư mua sắm TTBYT của BVĐKTBĐ rất hạn hẹp, trong khi các TTBYT kỹ thuật cao có giá trị lớn không đáp ứng được nhu cầu mua sắm TTBYT tại bệnh viện; Bệnh viện cần huy động từ các nguồn viện trợ, vay ODA để đáp ứng nhu cầu về

TTBYT của bệnh viện.

Trong thời gian tới Bệnh viện cần tiếp tục huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước, các dự án ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư TTBYT.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.

Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư TTBYT. Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT hàng năm.

Việc thiếu các TTBYT gây nên những xáo trộn lớn trong việc bố trí TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại các khoa của bệnh viện. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc thiếu kinh phí cho đầu tư mua sắm TTBYT tại các cơ sở y tế trong cơ chế tự chủ tài chính hiện nay. Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay của ngành y tế tỉnh nhà nói chung và BVĐKTBĐ nói riêng, cần có những giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề này, cho đến nay Nhà nước cũng đã có những ưu đãi đặc biệt cho việc đầu tư để trang bị các thiết bị công nghệ cao cho bệnh viện. Việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết.

Trong quản lý TTBYT, sự khó khăn về nguồn kinh phí đang là thực trạng chung ở các bệnh viện. Bởi vậy, việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết. Từ thực trạng và nhu cầu sử dụng các TTBYT phục vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong giai đoạn hiện nay. BVĐKTBĐ cần chú trọng đầu tư ưu tiên vào các TTBYT có nhu cầu cần thiết nhất. Cụ thể những TTBYT cần ưu tiên đầu tư mua sắm như: Máy xét nghiệm real-time PCR02 Máy, Máy ly tâm lạnh: 01 máy, Tủ lạnh âm sâu -860C: 01 máy, Bộ dụng cụ mở khí quản: 03 bộ, Máy theo dõi bệnh nhân: 20 máy, Máy thở: 20 máy, Máy đo nồng độ bão hòa ô xy (SpO2): 50 máy.

Đối với việc mua sắm trang thiết bị, khi có yêu cầu, hằng năm hoặc 5 năm, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm đánh giá tổng thể về nhu cầu sử dụng TTBYT của đơn vị. Nhu cầu này căn cứ vào những nội dung như: thống kê TTBYT thiếu, hư hỏng, danh mục kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thống kê về tần suất sử dụng TTBYT, kế hoạch, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đánh giá về hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực khai thác, sử dụng thiết bị.

Cần tăng trách nhiệm trong việc mua sắm, quản lý trang thiết bị, vật tư đặc biệt trong việc mua sắm, quản lý trang thiết bị, vật tư chống dịch COVID-19. Trong đầu tư TTBYT việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, khi xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu căn cứ ít nhất vào một trong các tài liệu theo quy định.

Thứ nhất, là giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 3 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 3 báo giá.

Thứ hai, là dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm.

Thứ ba, là kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật Giá.

thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet.

Căn cứ quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, quyết định việc xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định; không được phát sinh thêm thủ tục hành chính làm chậm trễ, ách tắc trong việc mua sắm [25].

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 94 - 97)