Bài học cho quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4.2 Bài học cho quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Từ kinh nghiệm quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa ở trên có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, thường xuyên cập nhật các thông tin, quy định mới trong lĩnh vực quản lý TTBYT. Chủ động, nắm bắt, thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về quản lý TTBYT. Chủ động nắm bắt, cập nhật những kinh nghiệm, kiến thức mới về quản lý TTBYT từ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hai là, Phòng VT-YT bệnh viện cần phân công cụ thể cán bộ nghiệp vụ theo dõi công tác TTBYT từng khoa, phòng. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ TTBYT đang sử dụng tại bệnh viện. Từng bước nâng cao năng lực quản lý TTBYT của bệnh viện trong toàn ngành.

Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư TTBYT; có sự kết hợp các nguồn vốn trong công tác đầu tư TTBYT; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế,

quốc gia và các tổ chức phi chính phủ; ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT hàng năm.

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT.

Tăng cường công tác đào tạo, phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý TTBYT thông qua việc liên kết với các cơ sở đào tạo, các đơn vị cung ứng, lắp đặt TTBYT. Kết hợp với các trường Đại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành TTBYT.

Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TTBYT. Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TTBYT; Định hướng thế hệ kỹ thuật - công nghệ của thiết bị y tế cần trang bị cho từng tuyến, từng khu vực để đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vấn chẩn đoán, điều trị và đào tạo từ xa.

Sáu là, Có kế hoạch tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì và kiểm chuẩn TTBYT theo đúng định kỳ, có kế hoạch sửa chữa kịp thời các TTBYT hư hỏng để đảm bảo chất lượng TTBYT phục vụ chuyên môn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Bệnh viện Đakhoa tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 36 - 38)