Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế

Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ ngành nào. Nó là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các ngành, các bộ phận. Trong quản lý TTBYT cũng vậy, cho nên cần có những giải pháp tốt nhất trong phát triển nguồn nhân lực.

Trên thực tế, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên ngành TTBYT còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tại bệnh viện. Đặc biệt, nhân lực phụ trách công tác TTBYT tại các khoa lâm sàng bệnh viện phần lớn là kiêm nhiệm, không chuyên nghiệp và đào tạo cơ bản. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều cơ sở kỹ thuật và trang thiết bị tại bệnh viện bị xuống cấp, đặc biệt về chất lượng, độ chính xác, độ an toàn do không được bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra, kiểm chuẩn kịp thời, các thiết bị tại các tuyến y tế cơ sở được sử dụng cho đến khi bị hỏng hóc lớn mới

được sửa chữa thay thế, gây lãng phí về hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh. Thậm chí, một số TTBYT được đầu tư với vốn lớn nhưng đắp chiếu hoặc sử dụng không có hiệu quả…Vì vậy BVĐKTBĐ cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT, nguồn nhân lực phải làm chủ được kỹ thuật trong lĩnh vực TTBYT và giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết bị y tế phát triển hiệu quả bền vững, họ là những người chịu trách nhiệm tư vấn hướng dẫn cho người vận hành sử dụng các TTBYT đạt hiệu quả cao và tránh lãng phí trong đầu tư của các đơn vị cơ sở y tế. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện tốt Nghị định số 36/2016/NĐ – CP về việc quản lý TTBYT từ sản xuất cho đến sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng đạt chuẩn đến vận hành lưu thông, nhập khẩu nhằm yêu cầu nguồn nhân lực phải đáp ứng và thực hiện đúng lộ trình của chính phủ và đề xuất của bộ y tế về việc quản lý TTBYT.

Để phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT có trình độ chuyên môn cao đáp ứng cầu phải chú ý:

Tăng cường đưa đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên tham gia các lớp học, đào tạo cũng như đào tạo và tái đào tạo liên tục cho nhân viên y tế vận hành trang thiết bị để được cập nhật kiến thức chuyên môn về TTBYT và các qui định của pháp luật. Đồng thời, phải nêu cao ý thức trách nhiệm, vai trò quản lý TTBYT. Phòng VT-YT của bệnh viện và các phòng liên quan theo dõi về nguồn nhân lực quản lý TTBYT tại các khoa, phòng tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo bệnh viện phát triển chất lượng nguồn nhân lực; nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TTBYT về công tác đầu tư, qui trình mua sắm, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả vật tư, TTBYT.

Cần đào tạo và tuyển dụng kiểm định viên về TTBYT. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có kiểm định viên về TTBYT, vì vậy việc kiểm định TTBYT chưa thực sự hiệu quả. Để kiểm định được thì phải có nơi cấp các kiểm định viên

chất lượng về chuyên ngành TTBYT. Vì vậy, đề xuất Bộ Y tế và các cơ quan quản lý cần có những chính sách hỗ trợ đào tạo lâu dài về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Các trường đào tạo, các doanh nghiệp và các cơ sở y tế phải có sự gắn kết chặt chẽ để cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao, kịp thời đảm bảo cho việc vận hành sử dụng các TTBYT đạt hiệu quả cao và tránh lãng phí trong đầu tư.

Thời gian qua BVĐKTBĐ là cơ sở thực hành sau Đại học cho các bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, cử nhân điều dưỡng do Trường Đại học Y Dược Huế liên kết với Sở Y tế tổ chức và các trường như: Trường Cao đẳng y tế Bình Định, Trường Cao đẳng y tế Phương Đông, Trường Cao đẳng kỹ thuật Y tế II Đà Nẵng đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và dược sĩ. Kết hợp với các trường Ðại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành TTBYT. Bệnh viện cần kết hợp với các trường Ðại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành TTBYT.

Bệnh viện cần phối hợp với các cơ sở đào tạo trong việc tham vấn để đưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật - công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào chương trình đào tạo đại học và nhất là Trường cao đẳng y tế tại tỉnh nhà- đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho BVĐKTBĐ.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật thiết bị y tế, đặc biệt nắm bắt nhanh sự phát triển của những công nghệ mới để đào tạo cho phù hợp.

Ban hành chính sách phù hợp để các cơ sở y tế có điều kiện tiếp nhận cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo như: kỹ sư y sinh học, cử nhân và công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.

các trường Đại học kỹ thuật đạt loại khá giỏi có nguyện vọng vào làm việc trong ngành TTBYT như xét tuyển thẳng hoặc rút ngắn thời gian tập việc, ấn định thời gian cụ thể vào biên chế, hợp đồng dài hạn.

Động viên, khuyến khích các nhân viên kỹ thuật đang trực tiếp sử dụng TTBYT ở bệnh viên được học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để đọc được các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 103 - 106)