Ưu đãi xã hội là một bộ phận đặc thù trong hệ thống ASXH của Việt Nam. Chính sách ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, h sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng câ ”. Từ những
năm đất nước vô cùng khó khăn, cả dân tộc đứng lên chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 về chế độ Hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân liệt sĩ. Kể từ đó, việc thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được thực hiện thường xu ên và đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Để thực hiện tốt hơn chính sách thương binh, liệt sĩ, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng ta chỉ rõ phải “thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, gia đình có công với cách mạng…”; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng”; Nghị quyết Đại hội VIII (1996) chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về người có công, bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ...” [22; tr.269].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng, khẳng định: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên”. Nhấn mạnh quan điểm nà , Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) một lần nữa chỉ rõ: “Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, người
hưởng chính sách xã hội”. .
Tiếp đó, Cương lĩnh xâ dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng định “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với
người có công và thân nhân các gia đình có công với nước”..
Hiện thực hóa chủ trương của Đảng, đồng thời tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, Ủ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi người có công lần thứ ba; ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/NĐ-CP qu định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng và Nghị
định nà đang được tổ chức thực hiện trong cả nước.
Tiếp đó, để đánh giá toàn diện, đầ đủ việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, ngày 27/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014 - 2015. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xâ dựng chương trình phối hợp, triển khai rà soát đối với 07 đối tượng, bao gồm: liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, Bà mẹViệt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng và cựu thanh niên xung phong và trên cơ sở rà soát sẽ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện việc triển khai thực hiện chính sách đối với người
có công.
Hầu hết người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước, đời sống ổn định và từng bước được cải thiện, góp phần ổn định chính trị, xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng đã trở thành phong trào thi đua và được cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể quan tâm.
Hơn lúc nào hết, trách nhiệm và tình cảm đối với người có công đã trở thành một nội dung quan trọng trên các diễn đàn và tru ền thông đại chúng, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa Việt Nam. Đó là sự chuẩn bị cần thiết để công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng có bước phát triển mạnh mẽ. Với những chủ trương và chính sách kịp thời.