Phối hợp là làm việc với nhau một cách hòa hợp mà trong đó các chủ thể đều thực hiện hành vi nhằm đạt được mục tiêu đã xác định với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành vi. Xét từ khía cạnh quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầ đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung.
Phối hợp giữa các cơ quan quản lý không những giúp chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi đầ đủ, hiệu quả những chính sách này mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực (như tài chính, con người) nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực hiện các chính sách của chính phủ; đảm bảo cho những chính sách trong lĩnh vực này không
gây ra những ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực khác... Đặc biệt trong lĩnh vực chính sách ASXH là một lĩnh vực có phạm vi rộng lớn, gần như bao trùm trên nhiều lĩnh vực, nhiều bình diện khác nhau; Vì vậy phối hợp là yêu cầu mang tính chất quyết định cho sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra của chính sách ASXH.
Phối hợp trong thực hiện chính sách ASXH tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp trong thực hiện chính sách ASXH là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, triển khai tổ chức thực hiện một cách đồng bộ để đưa lại hiệu quả tối ưu nhất.
Trong quản lý nhà nước, phối hợp trong thực hiện chính sách ASXH có thể được thực hiện theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Phối hợp theo chiều ngang là phối hợp xây dựng và thực hiện chính sách ASXH giữa các cơ quan cùng cấp (chẳng hạn giữa bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Y tế...). Phối hợp theo chiều dọc là phối hợp giữa các cơ quan không cùng cấp (chẳng hạn phối hợp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Lao động Thương binh và xã hội cấp tỉnh). Phối hợp giữa các cơ quan quản lý giúp cho các cơ quan chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách ASXH và đảm bảo thực thi đầ đủ, hiệu quả những chính sách này. Phối hợp giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực (như tài chính, con người) nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực hiện các chính sách của chính phủ.
Ở Việt Nam, trong 35 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện ASXH, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân. Các chương trình xóa đói giảm, nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, nhất là xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện các chính sách ASXH cho các cộng đồng dân
cư, Việt Nam là một trong những quốc gia đã hoàn thành sớm các Mục tiêu thiên niên kỷ, nhận được những đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế. Qua đó, cho thấ cơ chế phối hợp trong thực hiện các chính sách ASXH ở nước ta trong những năm qua cơ bản có hiệu quả, đã có sự chỉ đạo, phân công tương đối rõ ràng.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách xã hội và ASXH hiện nay, Việt Nam cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu tác động vào, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, lạm phát và thất nghiệp gia tăng, đời sống, mức sống người dân giảm sút. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT còn thấp. Đời sống của một bộ phận người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, chưa bảo đảm được mức tối thiểu dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về nhà ở và sử dụng nước sạch. Chênh lệch các chỉ số về ASXH giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung của bình cả nước còn lớn. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, công tác bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, thực hiện phối hợp trong thực hiện các chính sách ASXH không thể một tổ chức nào đứng ngoài cuộc và đó là nhiệm vụ của toàn nhân dân, trong đó các cơ quan có trách nhiệm thực thi chính sách ASXH và người được thụ hưởng các chính sách ASXH là đối tượng trực tiếp.
Thiết lập và vận hành một cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan thực thi chính sách ASXH là một trong những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách xã hội ở Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Ngược lại, sự thiếu phối hợp trong thực hiện chính sách dẫn đến sự chậm trễ, chồng chéo và hệ quả không hiệu quả hoặc đạt hiệu quả thấp, chất lượng cuộc sống của người dân không có sự chuyển như mục tiêu đề ra ban đầu.