Kinh nghiệm từ Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Ở Thị Xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định (Trang 37 - 40)

Nghị quyết số 33/NQ-BCT của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định: “Phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề ASXH”.

Từ chủ trương trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng đã chọn phương thức vừa kết hợp hài hòa phát triển toàn diện, đồng bộ với phát triển có trọng điểm, giữa những vấn đề gây bức xúc hiện tại với những vấn đề phục vụ cho phát triển lâu dài, phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và chính sách ASXH cho người dân. Đà Nẵng đã thực hiện Chương trình “5 không, 3 có”; giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong nhân dân và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh dặc biệt khó khăn: nghèo, học sinh bỏ học, học sinh hư, vi phạm pháp luật. Trong đó Chương trình “Thành phố 3 có”, trong đó mục tiêu “có

nhà ở” và “có việc làm” là chương trình ASXH nổi tiếng từng góp phần khẳng định thương hiệu Đà Nẵng những năm qua. Đà Nẵng đã thực sự tạo ra bước đột phá trong việc triển khai xây dựng các chương trình nhà ở xã hội.

Thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh phát triển nghề công tác xã hội; xây dựng hệ thống ASXH hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với nhu cầu của nhân dân; thực hiện đồng bộ, toàn diện các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các chính sách trợ giúp về dạy nghề, khuyến nông; xây dựng các đề án, giải pháp mô hình giảm nghèo cho người dân; Công tác đền ơn đáp nghĩa của Đà Nẵng rất được coi trọng, được xem là tỉnh điển hình về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Chính sách BHXH được triển khai sâu rộng, số lượng người tham gia và quy mô BHXH bắt buộc tăng nhanh, cơ quan giám sát việc chấp hành theo pháp luật có hiệu quả. BHTN cũng tăng nhanh, qua 3 năm triển khai, năm 2011 với năm 2009 thì số người tham gia BHTN tăng 21,6%, số người lao động tham gia BHXH bắt buộc đến na đạt 90%. Công tác BHYT trên địa bàn cũng không ngừng được mở rộng: Số lượt người được khám chữa bệnh theo BHYT, số chi BHYT tăng nhanh và mức độ bao phủ hơn 80% dân số toàn thành phố.

Ngoài ra, trong thời gian qua Đà Nẵng còn thực hiện tốt chính sách đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và phụ nữ nghèo, bất hạnh: 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc, giúp đỡ từ chính sách của Nhà nước, cộng đồng và các tổ chức quốc tế; Tổ chức thăm khám cho hàng ngàn phụ nữ có điều kiện khó khăn mắc phải bệnh hiểm nghèo. Theo số liệu thống kê, từ năm 2009 đến 2014, đã thực hiện miễn phí, giảm viện phí cho 3.358 lượt phụ nữ, đối tượng hộ nghèo.

Điển hình gần đâ , một số vấn đề được dư luận đồng tình, tạo hiệu ứng xã hội rất cao, thể hiện sự chia sẻ, thấu hiểu với nhân dân của những người đứng đầu thành phố. Hàng loạt các chính sách ASXH như cấp thẻ BHYT

miễn phí cho người già và trẻ em khuyết tật trên 6 tuổi, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người tàn tật đã tạo nên dấu ấn riêng cho Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng coi việc đảm bảo ASXH là nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các cấp cùng phối hợp thực hiện. Ngoài ra, còn hu động được sức mạnh từ các tổ chức đoàn thể, xã hội và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn: Trong 12 năm thực hiện Quỹ ASXH, Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đã xâ dựng được khoảng 12 ngàn căn nhà đại đoàn kết, đồng nghĩa với 12 ngàn hộ dân có nhà ở ổn định; hỗ trợ trên 5 ngàn căn nhà xuống cấp, cơ bản đã xóa xong vấn đề nhà tạm. Cách làm của Đà Nẵng trong hỗ trợ xâ nhà đại đoàn kết theo mô hình có nhà ở vững chắc kiểu “3 trong 1” là xóa nhà tạm, chống bão và chống lũ; những hộ không có đất ở ổn định được thành phố bố trí chung cư cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp...

Có thể nói, việc thực hiện chính sách ASXH trên TP Đà Nẵng là một trong những thành công lớn, là minh chứng sống động, hùng hồn, tuyệt vời của những quyết sách của Đảng bộ, chính quyền và của lòng dân Đà Nẵng, làm nổi bật lên truyền thống nhân văn con người nơi đâ . Thắng lợi còn thể hiện bài học đoàn kết của đảng bộ và tầng lớp nhân dân đã đồng sức, đồng lòng trong việc thực hiện mục tiêu chung của thành phố.

Những ngu ên nhân nà đòi hỏi hệ thống ASXH phải tha đổi chức năng, phải cải cách nhằm phù hợp với sự tha đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, tăng cường các biện pháp xóa nghèo. Xây dựng hệ thống ASXH có thể bao phủ đa dạng các loại hình lao động; Thúc đẩy thiết lập một xã hội trách nhiệm với sự tham gia của tất cả mọi người dân và việc làm bền vững; Bảo đảm ổn định nguồn lực tài chính cho hệ thống ASXH, nhất là hệ thống chính sách, pháp luật về ASXH khá đầ đủ chi tiết, cụ thể, minh bạch, dễ áp dụng.

Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề con người, phát triển và quản lý nguồn nhân lực rất được chú trọng và có chính sách, chiến lược đầu tư, phát triển

đúng hướng, cụ thể. Trong chính sách phát triển con người nói chung và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thị trường lao động nói riêng, nhưng đều hướng tới mục tiêu lâu dài là con người, ổn định xã hội để phát triển và coi trọng các giá trị nhân bản, truyền thống. Vì vậ , đối với Việt Nam, điều căn bản hiện na là làm sao đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và tác động của ASXH để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người dân nhằm hướng tới một chính sách ASXH tốt hơn vừa đảm bảo tính hỗ trợ của nhà nước, nhưng cũng đề cao tính chia sẻ của cá nhân, cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Ở Thị Xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)