hội ở thị xã An Nhơn
Thứ nhất, chỉ đạo và tổ chức thực thi đồng bộ, hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội ở thị xã An Nhơn
Để đảm bảo ASXH ở thị xã An Nhơn, cần phải phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, đề cao vai trò, chịu trách nhiệm của cá nhân. Quá trình thực hiện chính sách ASXH phải đảm bảo vai trò chủ đạo, thống nhất quản lý của Nhà nước và các cấp ủ đảng, chính quyền ở thị xã. Việc áp dụng các văn bản về thực thi chính sách ASXH phải vận dụng sáng tạo, bám sát với tình hình thực tế ở thị xã An Nhơn. Trong thực hiện chính sách ASXH Nhà nước phải có vai trò chủ đạo, đề ra các chính sách lớn và có mục tiêu, chỉ tiêu, nhóm đối tượng cần ưu tiên thực hiện và sự vào cuộc cả hệ thống chính trị trong thực hiện ASXH như Đà Nẵng.
Thứ hai, huy động, phát triển và tổ chức các lực lượng tham gia bảo đảm ASXH ở thị xã, đặc biệt đẩy mạnh khuyến khích tư nhân tham gia đóng góp vào hệ thống ASXH của thị xã An Nhơn
Để thực hiện đảm bảo ASXH ở thị xã An Nhơn không thể không nói đến Nhà nước vì hệ thống ASXH không thể tự nó hình thành và vận động phát triển nếu không có bàn ta Nhà nước, không có định hướng ngay từ đầu trong việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính mặt trái của kinh tế thị trường làm cho Nhà nước phải điều chỉnh lại hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội để đảm bảo sự ổn định xã
hội và chính trị. Nhà nước không chỉ tạo ra cơ chế, môi trường thuận lợi cho việc phát triển hệ thống ASXH của tỉnh Bình Định, của thị xã An Nhơn mà còn cung cấp nguồn lực cho việc thực hiện các dịch vụ về ASXH.
Trong quá trình đô thị hóa (Thị xã vừa được công nhận là đô thị loại III) tất yếu kéo theo việc phải thu hồi đất của nông dân giao cho doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Chính nhà đầu tư là người trực tiếp và hàng ngày gắn bó với người dân địa phương sở tại nên các doanh nghiệp phải nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi người dân đã giao tư liệu sản xuất từ ngàn đời cho mình. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải chia sẻ với họ thông qua đóng góp, hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ trong tuyển dụng nhân công lao động tại chỗ, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách ASXH ở thị xã.
Thứ ba, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở thị xã
Kinh nghiệm của các nước, địa phương thực hiện tốt việc đảm bảo ASXH cho người dân cho thấy việc phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc tận dụng và phát huy nguồn lực sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển, trong đó yếu tố nội lực đóng vai trò qu ết định trực tiếp, nguồn lực bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Nội lực được tăng cường sẽ đảm bảo thu hút và sử dụng hiệu quả ngoại lực.
Nguồn lực để đảm bảo ASXH rất phong phú, đa dạng có nhiều nguồn khác nhau, nó bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn, khoa học công nghệ hiện đại, chủ trương, chính sách, việc phát huy nội lực đặt ra hàng loạt các vấn đề về quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là phát huy nguồn lực con người (với tư cách là nguồn lực cộng đồng và nguồn lực cá nhân); phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy tiềm lực trong nhân dân, đi đôi với việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước. Phải tranh thủ được sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực thi chính sách ASXH. Tuy nhiên, việc hu động và sử dụng nguồn tài chính phải minh bạch, hiệu quả, tránh lãng phí, tiêu cực làm mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Thứ tư, bài học về gắn kết và tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với việc đảm bảo an sinh xã hội ở thị xã An Nhơn
Tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu đặt ra hàng đầu của các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong một quốc gia. Đối với tỉnh Bình Định, thị xã An Nhơn thì việc đầy mạnh tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã. Việc gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, đảm bảo ASXH cho người dân (tạo mô hình phát triển hài hòa) đã được nhiều quốc gia, nhiều tỉnh, thành, huyện, thị trong cả nước lựa chọn. Chính sách ASXH được coi như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Có thể nói, việc hình thành và triển khai hợp lý hệ thống ASXH cho người dân, nhất là tầng lớp yếu thế trong xã hội sẽ tạo ra hài hòa trong quá trình phát triển kinh tế với đảm bảo ASXH.
Cần thực hiện tốt chương trình giải quyết các vấn đề bức xúc trong nhân dân và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh dặc biệt khó khăn: nghèo, học sinh bỏ học, học sinh hư, vi phạm pháp luật. Trong đó cần quan tâm chương trình, mục tiêu (có nhà ở) và (có việc làm) ổn định, để thúc đẩ đảm bảo hệ thống ASXH ở thị xã.
Đẩy mạnh phát triển làng nghề, du lịch ở thị xã, xây dựng hệ thống ASXH hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với nhu cầu của nhân dân; thực hiện đồng bộ, toàn diện các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các chính sách trợ giúp về dạy nghề, khuyến nông; xây dựng các đề án, giải pháp mô hình giảm nghèo cho người dân; Công tác đền ơn đáp nghĩa cần chú trọng, nhằm thực hiện tốt công tác ASXH ở thị xã An Nhơn.
Các chính sách ASXH thể hiện trách nhiệm cao, mang hàm nghĩa văn hóa - văn minh, nó phản ánh tính chất tiến bộ, công bằng của một xã hội. Mục tiêu tối cao của chính sách ASXH là hướng tới tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Một chính sách ASXH đúng đắn vì con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH.
Tiểu kết chƣơng 1
Có thể nói, tầm quan trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế được thiết lập trên một nền tảng chủ đạo là quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển. Điều đó cho thấy rằng quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luận quan trọng của sự phát triển của một
quốc gia, địa phương đó thực hiện đảm bảo hệ thống ASXH.
Từ những phân tích chủ thể cơ bản của chính sách ASXH, đó là chính sách BHYT, chính sách BHTN và chính sách trợ giúp xã hội. Đồng thời, đối với nước ta, chính sách ASXH có thêm hợp phần chính sách ưu đãi xã hội (ưu đãi đối với người có công với cách mạng). Điều đó, tạo nên đặc trưng của
chính sách ASXH của nước ta so với những nước trên thế giới. Về thực hiện
chính sách xã hội, đã tìm hiểu trên phương thức tiếp cận khác so với các nội dung các đề tài nghiên cứu trước đâ , cụ thể đã tập trung phân tích làm rõ về chủ thể thực hiện, đối tượng tác động, nguồn lực thực hiện, công tác phối hợp
thực hiện và việc kiểm tra đôn đốc thực hiện các chính sách ASXH. Về các
nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ASXH, xác định 4 nhân tố chính, đó là: thể chế nhà nước, nguồn lực tài chính, trình độ nhận thức của người dân và môi trường thực hiện chính sách. Phân tích những nhân tố trên đã làm rõ hơn ảnh hưởng tác động đến các chính sách ASXH và để ban hành một chính sách, nhà hoạch định cần tìm hiểu rõ nhân tố ảnh hưởng để có sự dự phòng
hợp lý. Khi tìm hiểu kinh nghiệm thực hiện chính sách ASXH đã lựa chọn
một số địa phương tiêu biểu đã thực hiện có hiệu quả các chính sách ASXH và đã nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (Thành phố Đà Nẵng...) để có thể đối chiếu và rút ra một số kinh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách ASXH.
Chƣơng 2