KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Ở Thị Xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định (Trang 95 - 100)

Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận đồng thời đề xuất những kiến nghị như sau:

1. Việt Nam đang xâ dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa. Bản chất của nó là nền kinh tế ngày càng phồn vinh, xã hội ngày càng bình đẳng, công bằng và văn minh. Vì thế những giá trị mục tiêu mà hệ thống chính sách ASXH hướng tới là phù hợp với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhận thức được điều đó, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến chính sách ASXH, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, nghị định... nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào hệ thống ASXH. Đến nay, ở Việt Nam, nhiều chính sách xã hội đã được ban hành và triển khai thực hiện đã mang lại những thành tựu to lớn, được Liên hiệp quốc công nhận là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu “Thiên niên kỷ”. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đảm bảo ASXH cho người dân “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch Covid-19. Đâ là một sự lãnh đạo, chỉ đạo mang đầ tính nhân văn của Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống ASXH cho nhân dân ta, hướng đến mực tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

2. Thị xã An Nhơn là một thị xã thuần nông, nhưng trong nền kinh tế

mới đã có sự phát triển, nhất là trong những năm gần đâ lãnh đạo thị xã luôn quan tâm đến các chính sách ASXH. Mặc dù nguồn thu ngân sách hàng năm thường thấp hơn so với các huyện, thị khác trong tỉnh thị xã hàng năm đều dành nguồn ngân sách đầu tư cho các hoạt động y tế, giáo dục để nâng cấp cơ sở hạ tầng, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. Các chính sách ASXH được thực hiện đã góp phần đảm bảo ổn định chính trị xã hội, đồng thời thúc đẩy động lực cho sự phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Tuy vậy, việc thực hiện các chính sách ASXH ở thị xã vẫn còn nhiều bất cập như:

Việc thực hiện BHYT tự nguyện chưa bao phủ hết các đối tượng, chỉ mới tập trung vào các đối tượng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước,

chưa thu hút được các đối tượng khác trong xã hội tham gia kể cả một số doanh nghiệp ở thi xã. Đặc biệt là các tổ chức tư nhân hoặc các hộ kinh doanh cá thể số người tham gia BHXH đạt thấp. Hầu hết, trên địa bàn chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên dễ bị tác động, tổn thương khi kinh tế gặp khó khăn, su thoái nên nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách né tránh tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, trong khi chế tài xử phạt chưa được áp dụng đồng bộ. Việc quản lý cấp thẻ BHYT chưa chặt chẽ, thống nhất dẫn đến cấp trùng làm gây thất thoát lãng phí kinh phí thực hiện chính sách ASXH ở thị xã.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa phương chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nhất là tuyến cơ sở, ngu cơ bùng phát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Công tác giảm nghèo tuy đã đạt kết quả nổi bật nhưng thiếu vững chắc, tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ có nguy cơ tái nghèo còn cao nên đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính sách tạo việc làm người lao động được quan tâm nhưng chưa bền vững, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa chú trọng đến chiều sâu, chất lượng lao động còn ở trình độ thấp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém nêu trên, nhưng về mặt chủ quan đó là: Nhận thức của các cấp ủ đảng, chính quyền, mặt trận, các ngành còn chưa đầ đủ về ý nghĩa tầm quan trọng của chính sách ASXH, dẫn đến chưa quan tâm đúng mức đến việc triển khai, tổ chức thực hiện ở từng đơn vị cơ sở. Năng lực và trách nhiệm bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ thực hiện ở các lĩnh vực liên quan đến chính sách ASXH còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị cơ sở chưa chặt chẽ, thiếu tính thống nhất. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên. Nguồn lực cho thực hiện các chính sách ASXH còn hạn hẹp, chủ yếu là dựa vào ngân sách hỗ trợ từ trung ương, tỉnh; việc hu động các nguồn lực từ xã hội còn hạn chế…

3. Chính vì vậ , để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ASXH ở

Một là, các cấp ủ đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của các chính sách ASXH để có những chủ trương, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương thị xã An Nhơn; cần quan tâm giải quyết vấn đề lao động, việc làm, thực hiện chính sách gắn kết tăng tưởng kinh tế với giải quyết việc làm trong từng chương trình phát triển để góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền kinh tế của thị xã.

Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành chính sách ASXH; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những vi phạm về chính sách ASXH.

Ba là, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, hu động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tốt hơn các chính sách ASXH.

Bốn là, tập trung công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, gia đình, cộng đồng cùng có tránh nhiệm trong thực hiện các chính sách ASXH, cùng nhau thực hiện tốt các chương trình về tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong điều kiện kinh tế thị trường làm cho nhu cầu về ASXH cũng không ngừng gia tăng, mặt khác, tăng trưởng mang lại thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết để người dân, các chủ thể kinh tế có thể mở rộng sự tham gia vào hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Đối tượng tham gia bảo BHXH không ngừng được mở rộng. Lúc đầu chỉ có cán bộ, công nhân viên khu vực nhà nước, sau đó từng bước mở rộng đến các xã viên trong các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, đến mọi người làm công ăn lương thuộc mọi thành phần kinh tế và cán bộ xã phường và hướng đến các đối tượng có thu nhập thấp và dễ tổn thương trong xã hội như người nghèo, học sinh, sinh viên, người lao động. Nguồn thu BHXH, BHYT ngày càng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế thị trường góp phần giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước, từ chỗ ngân

sách nhà nước là nguồn chính để chi trả các chế độ BHXH, tiến lên chủ yếu do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, để chính sách ASXH phù hợp cùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho thị xã An Nhơn.

4. Từ thực tiễn nghiên cứu luận văn, chúng tôi xin kiến nghị một số nội

dung để thực hiện tốt các chính sách bảo đảm ASXH ở thị xã như sau:

Với Trung ương

Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về chính sách ASXH thành cơ chế, chính sách, pháp luật cụ thể, rõ ràng hơn. Nhà nước sớm tổ chức xây dựng hệ thống hoàn chỉnh về ASXH ở nước ta; hoàn thiện thể chế tổ chức quản lý và cơ chế tài chính cho hệ thống ASXH được vận hành thông suốt; tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý việc vi phạm qu định pháp luật về ASXH. Có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ cơ sở để thu hút cán bộ có nghiệp vụ, có năng lực, trình độ về công tác tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn nhằm góp phần trong công tác giảm nghèo, ASXH ở thị xã. Tăng nguồn lực cho chương trình giảm nghèo, tăng cường đầu tư và ngân sách cho thực hiện hiệu quả chính sách và các chương trình mục tiêu về ASXH.

Với tỉnh Bình Định

Cần tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về ASXH ở phương; chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra kết quả thực hiện tại cấp thị xã và cơ sở về công tác giảm nghèo; chỉ đạo kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp, các đơn vị nhằm bảo vệ quyền lợi thiết yếu của người lao động; đảm bảo an toàn lao động

giảm thiểu các rủi ro có thể xả ra đối với người lao động. Phát huy hiệu quả

vai trò, chất lượng hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp, để Công đoàn thật sự là nơi bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cần quan tâm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Trung tâm giải quyết việc làm tỉnh Bình Định cần làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng để có

phương án cung cầu cho hợp lý giữa học nghề và tuyển dụng.Tìm hiểu, có cơ chế thông thoáng trong tiếp nhận các nguồn tài trợ phi chính phủ cho các đối tượng khuyết tật, người tâm thần, người già cô đơn.. .để mở rộng Làng SOS của tỉnh, Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh và hỗ trợ kinh phí cho các Trung

tâm khuyết tật các huyện, thị. Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp

nhận và phản hồi ý kiến của nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chính sách đảm bảo ASXH trên địa phương.

Với thị xã An Nhơn

Ngoài những nội dung đã trình bà ở phần giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ASXH trong thời gian tới, thị xã cần tập trung:

Tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy lợi thế của địa phương, tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và phát triển tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và người nghèo được hưởng lợi nhiều hơn từ thành quả tăng trưởng kinh tế. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủ Đảng; sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị từ thị xã đến xã, phường trong thực thi các chính sách ASXH. Thường xuyên kiểm tra, rà soát và theo dõi, đánh giá tỷ lệ thoát nghèo hàng năm; đánh giá cụ thể về hiệu quả các chính sách ASXH với các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan: Ủy ban Kiểm tra thị ủ ; Cơ quan Thường trực HĐND, Ban Kinh tế xã hội, Ban Pháp chế HĐND thị xã, Thanh tra thị xã An Nhơn trong việc kiểm tra giám sát về các lĩnh vực BHXH, BHYT, giáo dục, y tế, các chính sách liên quan đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công và công tác rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở thị xã An Nhơn.

Một phần của tài liệu Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Ở Thị Xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)