1.4.4.1.Về môi trường tự nhiên
sản, biến đổi khí hậu, như mưa bão, lũ lụt thường xu ên, nước biển dâng...) có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho việc thực hiện các chính sách ASXH. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nó trở thành nguồn lực, còn điều kiện tự nhiên có nhiều khắc nghiệt, nó trở thành nhân tố gây cản trở quá trình thực hiện các chính sách ASXH. Tuy vậy, theo chúng tôi môi trường tự nhiên không mang tính quyết định đến việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ASXH nói riêng, mà nó chỉ mang ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình thực hiện. Đồng thời, chúng ta có thể tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên thuận lợi và cũng có thể hạn chế được những tác động mà ảnh hưởng của tự nhiên mang đến trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống của người dân.
1.4.4.2. Về môi trường xã hội
Ở Việt Nam, mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn còn nặng nề, đối tượng trợ giúp xã hội còn nhiều, chưa giải quyết hết được. Xu hướng già hóa dân số nhanh hơn dự kiến đặt ra những thách thức về chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và chính sách ASXH.
Môi trường xã hội tác động đến chính sách ASXH được thể hiện nữa là: sự chênh lệch về thụ hưởng giáo dục giữa các vùng, miền có xu hướng gia tăng; tỷ lệ trẻ em su dinh dưỡng giảm chậm; chất lượng chăm sóc tế ở nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thấp; vấn đề nhà ở cho các nhóm dân cư (lao động di cư, học sinh, sinh viên; dân tộc thiểu số) còn bất cập. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia còn thấp, những tác động của môi trường xã hội đó ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chính sách ASXH ở Việt Nam.