THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, của các yếu tố chủ quan lẫn khách quan nhưng chủ yếu là các ngu ên nhân sau đâ :
chủ động, việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách ASXH chưa thường xu ên. Đội ngũ cán bộ chính sách ở cơ sở thường có sư tha đổi, bố trí không phù hợp, còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ... đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác thực thi ASXH trên địa phương. Ý thức, trình độ của một bộ phận nhân dân còn thấp; còn trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của nhà nước, của mọi người mà không cố gắng vươn lên thoát nghèo.
Thứ hai, chưa có chính sách, giải pháp thiết thực để tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đối tượng thanh niên; chủ yếu là khuyến khích động viên. Trong khi một số đơn vị, cá nhân được phân công giúp đỡ các xã nghèo chưa quan tâm thường xuyên, thiếu sâu sát hoặc lúng túng trong tổ chức thực hiện; việc đánh giá thực trạng của địa phương còn chung chung nên việc định hướng tổ chức thực hiện các chính sách, dự án chưa kịp thời, các hoạt động giúp đỡ còn mang nặng tính xử lý tình thế, chưa có tính lâu dài, bền vững, chưa có sự phối kết hợp giữa đơn vị với chính quyền địa phương trong việc đưa ra định hướng, giải pháp giúp đỡ.
Thứ ba, tình hình kinh tế ở địa phương còn có nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách của thị xã còn thấp, do vậy nguồn lực thực hiện, ngân sách đầu tư, hỗ trợ cho các chính sách ASXH còn hạn chế. Việc hu động các lực lượng khác (doanh nghiệp, bà con xa quê...) tham gia vào hỗ trợ các chương trình ASXH chưa nhiều.
Thứ tư, công tác phối, kết hợp giữa các ngành, các cấp từ thị xã đến cơ sở ở một số chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới còn thiếu tính đồng bộ, có nơi còn chạy theo thi đua thành tích. Do vậy, khi triển khai thực hiện có nơi còn chồng chéo dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Thứ năm, công tác giám sát của các cơ quan chưa phát huy chức năng nhiệm vụ, công tác kiểm tra, đánh giá về kết quả thực hiện đối với các cơ quan thực thi chính sách ASXH ở thị xã còn chung chung, chưa nêu rõ được những hạn chế cơ bản, những hạn chế mang tính bản chất để có phương án chỉ đạo nhằm khắc phục tồn tại đang diễn ra.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong những năm 2016 - 2020, việc thực hiện chính sách ASXH ở thị xã An Nhơn luôn được Đảng bộ, chính quyền thị xã xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và đó là sự nghiệp của toàn hệ thống chính trị và trách nhiệm của mỗi người dân ở địa phương. Thị xã An Nhơn đã tập trung triển khai những giải pháp quan trọng cho hệ thống ASXH, qua đó đã thu được một số thành tựu quan trọng. Đó là việc đảm bảo ASXH ở thị xã An Nhơn đã tạo động lực cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội toàn thị xã, tạo sự ổn định về chính trị trật tự an toàn xã hội. Việc hu động nguồn lực tài chính cho việc đảm bảo ASXH cho người dân ngà càng được mở rộng; việc phát huy nội lực trong thực hiện chính sách xã hội... Tuy nhiên, quá trình đảm bảo ASXH cho người dân còn bộc lộ một số hạn chế: Chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền thị xã còn chưa triển khai đồng bộ, kịp thời; Nguồn lực thực hiện ASXH còn hạn chế, nhất là ở các xã nông thôn; công tác tuyên truyền ASXH chưa đầ đủ, kịp thời, tinh thần phục vụ nhân dân của
một số cán bộ, công chức vụ chưa cao. Từ những kết quả đạt được và những
hạn chế còn tồn tại, chính quyền của thị xã An Nhơn cần có những đánh giá, tổng kết đồng thời đưa ra chính sách, lựa chọn những giải pháp phù hợp trong việc thực hiện chính sách ASXH ở thị xã trong thời gian tới.
Chƣơng 3