Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 34 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố trẻ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong cả nước. Trong những năm gần đây nền du lịch của Đà Nẵng đã có những bước quản lý mạnh mẽ.

Sở hữu rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, Đà Nẵng không chỉ thu hút du khách với bãi biển dài hơn 60 km, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, mà còn có rất nhiều cảnh quan ấn tượng như bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn… Ngoài ra Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa nổi tiếng thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Không chỉ hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Thành phố rất an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Đó là lý do mà bạn có thể hoàn toàn an tâm và thoải mái khi lang thang khám phá khắp thành phố này.

Làm nên những thành công đó trong quản lý du lịch là bởi Đà Nẵng là một điểm sáng trong việc quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch, những năm qua du lịch Đà Nẵng đã ngặt hái nhiều thành công đáp ứng nhu cầu về quản lý du lịch: Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng số lao động du lịch trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2019 là 22.903 người (chiếm 4,7% tổng số nhân lực toàn thành phố). Du lịch là ngành chiếm tỉ lệ lao động cao nhất trong toàn cơ cấu kinh tế. Với tốc độ quản lý du lịch như hiện nay, đến năm 2020, số lao động dịch vụ sẽ cần khoảng 30.000 người mới có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý du lịch ngày càng mạnh của thành phố. Nguồn nhân lực ngành du lịch được đào tạo chuyên nghiệp và mặt bằng lao động có trình độ khác cao lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng đang tăng lên, nhưng số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp. Bên cạnh đó Đà Nẵng đang tập trung các giải pháp để quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch như:

Thành phố đã đề ra giải pháp cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực du lịch phù hợp với mục tiêu quản lý đến năm 2020 trong đó nhấn mạnh hoạt

động đào tạo. Thành phố chủ trương huy động nguồn kinh phí cho công tác đào tạo từ nhiều nguồn; nội dung đào tạo sẽ có hai hướng chính bao gồm: (1) Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ như quản lý nhà nước về du lịch, thẩm định và xếp hạng cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện, tiếp thị du lịch, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ khách sạn. (2) Mở các lớp đào tạo quản lý cấp cao cho các khách sạn, công ty lữ hành, công ty sự kiện du lịch; nghiệp vụ phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí trên biển, du lịch đường sông làng quê; phối hợp với các cơ sở đào tạo chuẩn hóa kiến thức kỹ năng bổ trợ cho nhân lực trực tiếp ở các đơn vị kinh doanh du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và TP. Đà Nẵng có kế hoạch để nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng. Đối với hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch, thành phố tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Australia, Nhật… để trao đổi đội ngũ giảng viên, sinh viên. Đồng thời, đưa du lịch vào danh mục ngành nghề được nhà nước hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài. Ngoài ra, để giúp người lao động thuận lợi và chủ động trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, hoạt động đào tạo được đa dạng hóa bằng các hình thức như đào tạo thông qua công việc, chuyển đổi vị trí công tác, tự học tập...

Các giải pháp đang được Thành phố thực hiện và đem lại kết quả tích cực trong việc quản lý nguồn nhân lực cho ngành Du lịch với chiến lược lâu dài và những nỗ lực bền bỉ, tin chắc rằng Đà Nẵng sẽ xây dựng được một lực lượng lao động bền vững có thể giúp ngành du lịch của thành phố quản lý mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, với diện tích toàn tỉnh là 6.177 km², và dân số là 1,224 triệu người (năm 2018). Là một tỉnh

miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển, phần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km².

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... Đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình DL văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách quản lý du lịch, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, du lịch Quảng Ninh đã có bước quản lý mạnh.

Theo số liệu từ Sở Du lịch Quảng Ninh, tính đến hết tháng 10/2019, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón và phục vụ trên 7,8 triệu lượt khách, đạt 87,4% kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khách quốc tế đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 2%. Tổng doanh thu du lịch đạt 8.204 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ tăng về lượng khách du lịch mà chất lượng du lịch cũng được cải thiện, nhất là khi xu hướng khách du lịch đến Quảng Ninh nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, và ngày càng chú trọng đến chất lượng dịch vụ lưu trú. Trong tổng số trên 7,8 triệu lượt khách, khách lưu trú đạt 5,2 triệu lượt, tăng 5,8% kế hoạch và tăng 18% so với cùng kỳ. Với những kết quả khá lạc quan trong năm qua, du lịch Quảng Ninh tự tin hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2020 đón 10,5 triệu lượt khách, doanh thu 10.200 tỷ đồng. Điều này khẳng định, Quảng Ninh là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.

Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở ban ngành của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã xác định nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi chủ trương quản lý du lịch trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự quản lý của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được tỉnh quan tâm đầu tư ở mức cao như: ngành du lịch của tỉnh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa du lịch Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Trường Đại học Thương mại và Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội,… mở các lớp sát với nhu cầu thực tế. Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã hợp tác cùng mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo tại chỗ cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn về tay nghề của lao động trực tiếp trong doanh nghiệp mình.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Khánh Hòa

Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Yersin… Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang (Khánh Hòa) gần đây đã trở thành điểm đến của nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và Thế Giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với Thế giới.

Theo số liệu thống kê trong năm 2019, tổng lượt khách đến Khánh Hòa hơn 3,8 triệu lượt (năm 2018 là 3,2 triệu lượt), đạt khoảng 98% kế hoạch năm. Trong đó, khách nội địa gần 3,1 triệu lượt, đạt 96% kế hoạch. Riêng lượng khách quốc tế gần 900 ngàn lượt, đạt 106% so với kế hoạch (tăng 120,6% so với năm 2018). Tổng doanh thu từ du lịch năm 2019 là 3.568 tỷ đồng (năm 2018 là 3.200 tỷ đồng).

Công tác đào tạo nguồn nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành công, đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bước đầu tăng dần tỷ trọng lao động lành nghề, có nghiệp vụ chuyên môn về du lịch. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã đào tạo được hơn 2300 cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành. Bên cạnh đó, các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa du lịch Khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành du lịch với gần 6.000 học viên. Các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu quản lý của đơn vị. Năm 2019, số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa là 67.400 lao động (Trong đó có gần 31.600 lao động trực tiếp và 26.800 lao động gián tiếp trong ngành du lịch). Theo quy hoạch tổng thể quản lý du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, dự báo ngành du lịch tỉnh sẽ cần một lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp rất lớn. Cụ thể đến năm 2025 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp).

Nắm bắt xu hướng và nhu cầu quản lý trong thời gian đến, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch - nhằm gắn đào tạo với nhu cầu thực tế. Với những hoạch định cụ thể trong công tác đào

tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, năm 2025, bên cạnh kết quả đạt được về kế hoạch doanh thu cũng như lượng khách đến Khánh Hòa thì cơ bản từng bước, Nha Trang – Khánh Hòa sẽ có được nguồn nhân lực du lịch tốt, góp phần vào sự quản lý chung của ngành du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 34 - 40)