Định hướng quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 84 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Định hướng quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình

3.1.1. Định hướng quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 giai đoạn 2020-2025

Chiến lược quản lý du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 xác định du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đưa Bình Định trở thành điểm đến an toàn, có nét đặc trưng riêng, văn minh, thân thiện và hấp dẫn. Trong giai đoạn 2020-2025, ngành du lịch tỉnh Bình Định phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 20-25%/năm. Năm 2020, Bình Định sẽ đón hơn 4,2 triệu khách, trong đó có 350.000 khách quốc tế. Đến năm 2025, dự kiến Bình Định sẽ đón 8.000.000 lượt, trong đó có 1.500.000 lượt khách quốc tế; ngành du lịch cơ bản giải quyết đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, cơ cấu lao động hợp lý. Để đạt được những mục tiêu đó, những định hướng trong ngành du lịch thể hiện rõ như sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về vai trò vị trí, sự đóng góp tích cực của ngành du lịch trong quản lý kinh tế - xã hội gắn với việc xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng; tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc đào tạo quản lý nguồn nhân lực du lịch trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đối với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người lao động ngành du lịch và cộng đồng dân cư của tỉnh nhằm tạo sự đồng thuận, cùng phối hợp triển khai thực hiện.

về quản lý nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Trên cơ sở đó, cần định rõ lộ trình quản lý của từng giai đoạn; quy định chính sách hỗ trợ, cơ chế quản lý, đào tạo bồi dưỡng, phối hợp các bên liên quan; tuyển dụng và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động du lịch…

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ quản lý du lịch bền vững, tạo bước quản lý mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

Thứ tư: Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Bình Định trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm khu vực miền Trung – Tây Nguyên và của cả nước. Thứ năm: Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng quản lý nguồn nhân lực du lịch theo hướng xã hội hoá nhằm quản lý bền vững, trên cơ sở kết hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp và một phần kinh phí của chính người lao động để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho nhu cầu công việc.

Thứ sáu: Xây dưng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng và quản lý kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 84 - 85)