Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 106 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đổi mới tư duy về quản trị nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đầu tư cho công tác đào tạo và quản lý nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, đồng thời có chính sách cử cán bộ chủ chốt đi đào tạo tại các trường trong nước và nước ngoài.

- Thứ hai, thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch trong các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn công việc, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá các sản phẩm đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

- Thứ ba, các doanh nghiệp du lịch cần lên chủ động trong công tác lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực. Cung cấp các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, đưa thông tin đó lên trang Website của tỉnh và của ngành du lịch.

- Thứ tư, thường xuyên khảo sát, đánh giá đầy đủ về thực trạng lao động và sử dụng lao động cụ thể tại doanh nghiệp, chú trọng đào tạo lao động trực tiếp tác nghiệp nghiệp vụ du lịch (bàn, buồng, bar,…), đặc biệt lưu ý số lao động chưa qua đào tạo.

- Thứ năm, áp dụng các hình thức trả lương, thưởng - phạt,… hợp lý tương ứng với trình độ chuyên môn người lao động sau khi được đào tạo nhằm khuyến khích tinh thần lao động, làm việc của người lao động.

- Thứ sáu, thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, để đảm bảo người lao động có đủ sức khỏe làm việc, cống hiến vì sự quản lý chung của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)