Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực du lịc hở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 59)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực du lịc hở tỉnh Bình Định

2.2.2.1. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 -2019 có chuyển biến tích cực, với sự tham gia của nhiều đơn vị giảng dạy và cung cấp nguồn nhân lực ngành du lịch.

Bảng 2.12. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trường Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 I. Trường phổ thông Trung học cơ sở 144 145 146 146 145 Trung học phổ thông 48 50 50 51 51 Phổ thông cơ sở 5 4 4 4 4 Trung học 3 3 3 3 3 Số lớp học 8577 8543 8484 8470 8466

II. Trường trung cấp chuyên nghiệp

Số trường 2 2 2 2 2

Số giáo viên 77 73 71 65 60

III. Trường cao đẳng

Số trường 3 3 3 3 3

Số giáo viên 204 181 190 188 186

IV. Trường đại hoc

Số trường 2 2 2 2 2

Số giảng viên 860 809 674 688 608

Trong những năm gần đây các trường, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch có sự quản lý về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên sự quản lý đó còn rất hạn chế và chưa tương xứng với sự quản lý của ngành du lịch cũng như chưa tương xứng với các địa phương khác. Trước năm 2005 trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ có 01 trường đại học là Trường Đại học Quy Nhơn và 01 Trường Trung cấp văn hóa – nghệ thuật Bình Định, nhưng chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế khác còn đối với lĩnh vực du lịch thì công tác đào tạo còn rất hạn chế, thường đào tạo ở bậc trung cấp hoặc sơ cấp. Đến năm 2019, toàn tỉnh có 09 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong đó có 02 trường Đại học, 03 trường Cao đẳng, 02 trường trung học chuyên nghiệp và 02 trung tâm đào tạo.

Bảng 2.13. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2019

Cơ sở đào tạo

Số lượng đào tạo trung bình hàng

năm (người)

Ghi chú

1. Trường Đại học Quy Nhơn 400 Trường công lập 2. Trường Đại học Quang Trung 100 Trường tư thục 3. Trường cao đẳng Bình Định 100 Trường công lập 4. Trường cao đẳng nghề Quy Nhơn 100 Trường công lập 5. Trường cao đẳng nghề nông lâm

Trung Bộ 80 Trường công lập

6. Trường Trung cấp văn hóa – nghệ

thuật Bình Định 120 Trường công lập

7. Trường trung cấp nghề thủ công mỹ

nghệ Bình Định 100 Trường công lập

8. Trung tâm giáo dục thường xuyên

Bình Định 200 Trường công lập

9. Trung tâm dạy nghề du lịch và xuất

khẩu lao động 350 Trường công lập

Tổng 1.550 -

Như vậy, qua các số liệu thống kê từ Bảng 2.13 cho thấy hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của Bình Định còn rất hạn chế về số lượng với số lượng đào tạo trung bình năm 2019 chỉ đạt 1.550 người. Rõ ràng đây là con số thấp so với nhu cầu lao động ngành du lịch hiện nay tại một địa phương đang chuyển mình về du lịch như tỉnh Bình Định. Một vấn đề đặt ra nữa đó là tất cả các cơ sở đào tạo đều tập trung tại thành phố Quy Nhơn, không có cơ sở đào tạo được đặt tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bình Định; điều này dẫn đến sự chênh lệch rất lớn trong sự phân tán lực lượng lao động ngành du lịch tại tỉnh Bình Định, trong khi hiện nay các nhà đầu tư du lịch cũng đang đầu tư rất nhiều vào khu vực phía bắc tỉnh Bình Định bao gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ và huyện Phù Cát.

2.2.2.2. Ngành nghề và trình độ nguồn nhân lực du lịch được đào tạo

Tại Bình Định, các cơ sở đào tạo tương đối đầy đủ các ngành và nhóm ngành du lịch bao gồm: Việt Nam học, Quản trị kinh doanh du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, các chứng chỉ nghiệp vụ… Tuy nhiên, với nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, các nhóm ngành thuộc về lao động nghiệp vụ chỉ được đào tạo ở một hoặc hai cơ sở nhất định nhưng ở mức độ chuyên môn thấp là trung cấp hoặc sơ cấp, các nhóm ngành thuộc lao động quản lý thường được đào tạo ở trình độ chuyên môn cao hơn tại các trường đại học, cao đẳng.

Bảng 2.14. Thống kê các nhóm ngành đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Bình Định năm 2019

Stt Ngành

đào tạo Cơ sở đào tạo

Bậc đào tạo

1 Việt Nam học

- Trường Đại học Quy Nhơn - Trường cao đẳng Bình Định

- Trường trung cấp văn hóa – nghệ thuật Bình Định

- Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 2 Quản trị - Trường Đại học Quy Nhơn - Đại học

Stt Ngành

đào tạo Cơ sở đào tạo

Bậc đào tạo kinh doanh du lịch - Trường cao đẳng Bình Định - Trường cao đẳng nghề Quy Nhơn

- Trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Định

- Trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định - Cao đẳng - Trung cấp 3 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

- Trường Đại học Quy Nhơn - Trường Đại học Quang Trung

- Đại học - Đại học

4 Quản trị khách sạn

- Trường Đại học Quy Nhơn

- Trung tâm dạy nghề du lịch và xuất khẩu lao động - Đại học - Sơ cấp 5 Hướng dẫn viên du lịch

- Trường Đại học Quy Nhơn - Trường cao đẳng Bình Định

- Trường cao đẳng nghề nông lâm Trung Bộ - Trung tâm dạy nghề du lịch và xuất khẩu lao động - Trung cấp - Chứng chỉ 6 Hướng dẫn nghiệp vụ lễ tân

- Trường cao đẳng nghề Quy Nhơn

- Trường cao đẳng nghề nông lâm Trung Bộ - Trung tâm dạy nghề du lịch và xuất khẩu lao động

- Chứng chỉ

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh & Xã hội Bình Định, 2019)

2.2.3. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch Bình Định

2.2.3.1. Mẫu phiếu khảo sát người lao động

Trong quá trình trực tiếp theo dõi lao động trong các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch tại các Bình Định, tác giả đã tiến hành thiết kế mẫu khảo sát và gửi đến cho người lao động, mẫu khảo sát phù hợp với thực tế tại đơn vị. Trong 240 mẫu khảo sát cho người lao động mang tính khách quan và trung thực, phản ảnh đúng thực trạng đang diễn ra, phiếu khảo sát được phân bổ diều cho từng loại hình doanh nghiệp như cơ

quan quản lý về du lịch, doanh nghiệp kinh doanh tư nhân...

Bảng 2.15. Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Stt Thông tin Số lượng điều tra

(phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Giới tính 240 100 - Nam 95 39,58 - Nữ 145 60,42 2 Độ tuổi 240 100 - Từ 20-25 tuổi 43 17,92 - Từ 26-30 tuổi 85 35,41 - Từ 31-35 tuổi 52 21,67 - Từ 36-40 tuổi 32 13,33 - Trên 40 tuổi 28 11,67 3 Bằng cấp chuyên môn 240 100 - Phổ thông 35 14,58 - Trung cấp 42 17,50 - Cao đẳng 65 27,08 - Đại học 85 35,42 - Sau đại học 13 5,42 4

Chuyên ngành đào tạo 240 100

- Du lịch 72 30,00

- Quản trị kinh doanh 46 19,17

- Tài chính – Kế toán 33 13,75

- Kinh tế 27 11,25

- Ngoại ngữ 32 13,33

- Xã hội nhân văn 18 7,50

- Khoa học cơ bản 9 3,75 - Ngành nghề khác 3 1,25 5 Vị trí hiện tại 240 100 - Ban giám đốc 22 9,17 - Trưởng/phó phòng 35 14,58 - Tổ trưởng 38 15,83

Stt Thông tin Số lượng điều tra (phiếu) Tỷ lệ (%) - Nhân viên 145 60,42 6

Thời gian công tác 240 100

- Dưới 3 năm 89 37,08

- Từ 3-5 năm 86 35,83

- Từ 5-7 năm 44 18,34

- Trên 7 năm 21 8,75

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2021) 2.2.3.2. Về công tác lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực

Để hoạt động sản xuất kinh doanh quản lý một cách ổn định đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải xây dựng cho mình một kế hoạch quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình một cách khoa học và mang tính chiến lược. Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian qua, các công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn Bình Định thực hiện công tác này thiếu kế hoạch, kế hoạch chỉ mang tính giải pháp tình thế là chủ yếu.

Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực thiếu khoa học và tầm nhìn chiến lược khiến các công ty du lịch luôn xẩy ra tình trạng, lúc thừa, lúc thiếu nhân lực, chất lượng lao động không được đảm bảo, đồng thời doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc cho việc đào tạo lại nghiệp vụ cho người lao động mới vào. Tình hình này thể hiện rất rõ ở kết quả điều tra của tác giả 240 phiến điều tra cho 20 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Bình Định, trong đó: 37,5% người được hỏi xác nhận việc bố trí lao động chưa đúng chuyên môn vì thiếu người trong các bộ phận, 42% cho rằng bố trí phụ thuộc vào cảm tính, 20,5% cho rằng việc nhân lao động mới là cho các áp lực khác (từ bạn bè, người thân, quen biết....). Kết quả thăm dò được thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 2.16. Đánh giá của nhân viên về công tác kế hoạch hóa nhân lực tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Bình Định

TT Nhân tố ảnh hưởng Số phiếu Tỷ lệ %

1 2 3 4 Bố trí do thiếu người Bố trí theo cảm tính Bố trí theo áp lực khác Tổng số 90 100 50 240 37,5 42 20,5 100

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2021)

Các kết quả qua bảng điều tra trên cho thấy công tác kế hoạch hóa nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn chưa được thực hiện, kể cả các doanh nghiệp lớn như Doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Hải Âu hay Khách sạn Sài Gòn Quy Nhơn. Thực tế này cho thấy, việc tuyển lao động mới và sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp là khá tùy tiện. Kết quả phân tích phiếu điều tra để xác định nguyên nhân là do yếu tố “nhân người theo áp lực” tình trạng này diễn ra khá nghiêm trọng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp khá bị động trong việc tiếp nhận lao động mới, đây là thiếu sót rất lớn thuộc về công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

2.2.3.3. Về công tác tuyển dụng lao động

Tuyển dụng lao động là quá trình tuyển chọn những người lao động có đầy đủ các phẩm chất theo yêu cầu của công việc. Kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ngoài việc tuyển dụng người lao động đáp ứng về chuyên môn thì những yếu tố khá quan trọng đó là ngoại hình, ngoại ngữ, độ tuổi... Mặc dù đã nhận thức được tình hình chất lượng lao động của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Bình Định là lớn về độ tuổi, yếu về ngoại ngữ, không cân đối về ngành nghề đào tạo nhưng công tác tuyển dụng về lao động mới của các doanh nghiệp để khắc phục những yếu kém đó vẫn chưa được xử lý triệt để. Do chưa lường hết được những diễn biến sẽ xảy ra trong quá trình sủ dụng lao động, nên việc lập kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng chưa dự kiến những vấn đề sẽ phát sinh, điều này đã làm cho việc tuyển

dụng lao động thiếu phần chủ động.

Việc tuyển chọn chỉ xuất phát từ nhu cầu lao động từng bộ phận được thông báo lên, lãnh đạo và bộ phân nhân sự lập kế hoạch kế hoạch tuyển chọn lao động bên ngoài. Với cách tuyển dụng lao động theo lối giải quyết thời vụ như vậy, nên chất lượng lao động bổ sung không được cải thiện nhiều. Tuy có hình thành quy định tuyển chọn theo các bước tuyển dụng lao động, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn không có doanh nghiệp nào thực hiện đúng, việc thông báo tuyển chọn chỉ là hình thức.

Thông báo tuyển dụng lao động có thể công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng việc tiếp nhận hồ sơ lại chủ yếu dựa trên các quan hệ quen biết. Việc tổ chức tuyển chọn chính thức là một khâu rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có thể tuyển được các ứng viên có chất lượng phù hợp với công việc. Nhưng trên thực tế việc này chỉ được thực hiện ở các khách sạn lớn 4 sao như: Khách sạn Sài Gòn Quy Nhơn, Hoàng Gia, Hải Âu, Hoàng Yến, nhưng trên thực tế việc này chỉ được thực hiện trong thời gian đầu. Thời gian sau, do số lượng cần tuyển trong mỗi đợt quá ít, trong đó các ứng viên quen biết lại nhiều, nên trên thực tế khâu này không được thực hiện. Kết quả điều tra cũng cho thấy thực trạng này tại các doanh nghiệp như sau: 80% lao động điều tra cho biết họ xin vào làm tại các khách sạn do mối quan hệ quen biết giới thiệu, 20% cho biết họ được vào làm tại các doanh nghiệp qua các kênh tuyển dụng.

Bảng 2.17. Khảo sát về công tác tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Bình Định

TT Kênh thông tin tuyển dụng Số phiếu Tỷ lệ %

1 2 3

Xin vào do quen biết Qua các kênh tuyển dụng Tổng số 192 48 240 80 20 100

Khâu thử việc cũng chỉ tồn tại trên hình thức. Các ứng viên khi được tiếp nhận, là coi như ký hợp đồng ngay và trở thành nhân viên chính thức. Chính vì vậy, lực lượng lao động mới tuyển dụng tuy có cải thiện một phần về chất lượng nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về công việc, chất lượng chưa được cao.

2.2.3.4. Công tác quản lý và phân công lao động

Công tác phân công bố trí đúng sở trường lao động là một trong những biện pháp cơ bản để đảm bảo chất lượng công việc, sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Bình Định. Tuy nhiên công tác phân công bố trí lao động ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Bình Định hiện nay đa số vẫn còn nhiền hạn chế. Đây là khâu tiếp theo của quá trình tuyển chọn lao động để sử dụng cho hợp lý, nhưng do những bất cập ngay trong quá trình tuyển dụng cho nên dù muốn hay không thì các nhà quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp cũng không thể có được sự sắp xếp bố trí lao động cho phù hợp với sở trường và năng lực của họ.

Lao dộng được đào tạo chuyên môn vốn chiếm tỷ lệ chưa cao nhưng lại không được phân công đúng ngành nghề, là nguyên nhân kiến cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Bình Định hoạt động kém hiệu quả. Người lao động sẽ không phát huy hết khả năng sáng tạo, phát huy hết năng lực bản thân để phục vụ cho sự quản lý chung của doanh nghiệp của mình. Qua phân tích phiếu điều tra cho thấy: có tới 54% số người được hỏi cho rằng công việc họ đang làm không phù hợp với năng lực của họ, có 12,5% lao động trả lời công việc hiện tại không phù hợp với họ, và chỉ có 33,3% lao động trong các doanh nghiệp trả lời là hợp.

Bảng 2.18. Đánh giá của nhóm nhân viên tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về phân công bố trí lao động phù hợp với chuyên môn ở Bình Định

TT Phân công bố trí công việc Số phiếu Tỷ lệ %

1 2 3 4 Không phù hợp Chưa phù hợp Phù hợp Tổng số 30 80 130 240 12,5 33,5 54 100

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2021)

Khi điều tra về nguyên nhân của việc bố trí lao động chưa phù hợp với trình độ chuyên môn, và mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến việc bố trí lao động tại các cở sở kinh doanh du lịch thì số ý kiến được trả lời tổng hợp các nguyên nhân:

- Không đúng ngành nghề được đào tạo là: 46%

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 59)