Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Bình Định và

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Bình Định và

trò quản lý nhà nước đối với ngành du lịch tỉnh Bình Định

2.1.3.1. Tình hình về khách du lịch

Đối với lượng khách du lịch đến Bình Định trong gian đoạn từ năm 2015 - 2019 liên tục tăng mạnh và mức tăng trung bình giai đoạn 2015 - 2019 là hơn 21,54%. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng bình quân là 18,45% và lượng khách du lịch nội địa tăng bình quân là 21,73%. Cụ thể: Năm 2015, ngành du lịch Bình Định đón 1.696.284 lượt khách trong đó có 138.859 lượt khách quốc tế, và 1.557.425 lượt khách nội đia. Đến năm 2019, số lượt khách đến Bình Định tăng đáng kể đạt 3.700.470 lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 264.470 lượt, và khách nội địa đạt 3.436.000 lượt.

Bảng 2.4. Số lượng khách du lịch đến Bình Định qua các năm 2015 – 2019 Năm

Số lượng khách Khách quốc tế Khách nội địa Số lượng (người) Tăng so với năm trước (%) Số lượng (người) Tăng so với năm trước (%) Số lượng (người) Tăng so với năm trước (%) 2015 1.696.284 21,32 138.859 20,16 1.557.425 20,98 2016 2.084.500 22,89 171.500 23,51 1.913.000 22,83 2017 2.602.000 24,83 205.950 20,09 2.396.050 25,25 2018 3.209.000 23,33 265.000 28,67 2.944.000 22,87 2019 3.700.470 15,32 264.470 -0,20 3.436.000 16,71 Giai đoạn 2015 - 2019 21,54 18,45 21,73

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định từ các năm 2015 2019)

Tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch đến Bình Định trong giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 22,2%/năm, trong đó tốc độ tăng số lượng khách quốc tế đạt bình quân 22%/năm và tốc độ tăng số lượng khách nội địa đạt trên 22,4%/năm.

2.1.3.2. Tình hình về doanh thu du lịch

Trong những năm qua, doanh thu từ hoạt động du lich của tỉnh Bình Định không ngừng gia tăng. Năm 2015 doanh thu ngành du lịch mới đạt 603 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên 2.133,8 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015. Trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch đạt bình quân khoảng 35,12%/năm, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh trong giai đoạn là khoảng 7,83%/năm.

Bảng 2.5. Doanh thu từ du lịch tỉnh Bình Định qua các năm 2015 - 2019 Năm Doanh thu (tỷ đồng) Tăng so với năm trước (%)

2015 603 28,12

2016 787,1 30,53

2017 1.037 31,75

2018 1.450 39,83

2019 2.133,8 47,16

Để có được kết quả trên là nhờ những nổ lực quảng bá, xúc tiến du lịch của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và sự quan tâm của các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện chương trình kích cầu du lịch của Chính phủ. Trong đó, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với một số ngành đưa ra nhiều chương trình như: giảm giá vé máy bay, giám giá phòng, miễn thị thực visa cho khách du lịch ở một số quốc gia… chủ yếu là khách nước ngoài vào Việt Nam. Nhất là thời gian gần đây, giao thông Bình Định ngày càng thông thoáng. Bên cạnh đó, môi trường du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở tỉnh cũng được cải thiện rõ rệt; hệ thống lưu trú ngày càng tăng với số lượng phòng nghỉ, phòng họp phục vụ cho loại hình du lịch MICE được trang bị hiện đại; chất lượng phục vụ ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn… nên Bình Định được biết đến nhiều hơn và được xem như một điểm đến mới thú vị, thu hút nhiều du khách trong nước.

2.1.3.3. Các loại hình và sản phẩm du lịch

Đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã thu hút 48 dự án đầu tư quản lý du lịch, với số vốn đăng ký khoảng 28.000 tỷ đồng, quy mô diện tích khoảng 3.000 hecta. Các loại hình và sản phẩm du lịch Bình Định thời gian qua chủ yếu tập trung đầu tư quản lý 02 loại hình, sản phẩm mà Bình Định có thế mạnh là du lịch biển và du lịch văn hóa - lịch sử và bước đầu đã hình thành 03 tuyến du lịch trọng điểm là:

- Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu gắn với TP. Quy Nhơn

Nhằm khai thác các loại hình du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch biển, dọc bãi biển thành phố đã hoàn tất công tác xây dựng đường hành lang du lịch, chỉnh trang đô thị toàn tuyến, hoàn thành đường ven biển Xuân Diệu. Các cơ sở lưu trú du lịch dọc tuyến được đầu tư, nâng cấp như: Khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn, Khách sạn Hải Âu, Khách sạn Hoàng Yến đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho ngành du lịch tỉnh. Trên địa bàn TP. Quy Nhơn, hiện

đang triển khai một số dự án đầu tư du lịch quy mô lớn với các loại hình sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Dự án FLC Sea Tower, Khu du lịch Vinpearl Hải Giang, Khu đô thị - du lịch Hồ Phú Hòa, Khu du lịch Ghềnh Ráng, Khu phức hợp NaviTower...

Trên tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu, đến nay các điểm du lịch cũng đã có các nhà đầu tư đăng ký như: Điểm số 1 (dự án trung tâm bán buôn Metro), điểm số 3 (Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Gia Bảo), điểm số 5 (Công ty TNHH Nam Ngân), điểm số 7 (DNTN Thanh Linh)…. với nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng như: du lịch sinh thái biển, nghĩ dưỡng, leo núi, trạm dừng chân, ẩm thực, sinh vật cảnh.

- Tuyến ven biển Quy Nhơn – Nhơn Hội – Tam Quan, trọng tâm là khu du lịch Phương Mai - Núi Bà

Tính đến nay, trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội có 38 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với số vốn đăng ký 34.544 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 3.858 hecta (chiếm khoảng 65% diện tích đất quy hoạch xây dựng của toàn Khu kinh tế). Trong đó lĩnh vực du lịch 08 dự án với số vốn đăng ký 17.100 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,5% trên tổng vốn đăng ký đầu tư) diện tích thuê đất khoảng 1.500 hecta (chiếm 39% tổng diện tích đăng ký). Tỷ suất đăng ký bình quân trên 01 hecta đất xây dựng các khu du lịch là 10,2 tỷ đồng (kể cả đất cây xanh và đồi núi). Tuy nhiên, vốn giải ngân thực hiện các dự án du lịch còn rất chậm. Tính đến hết năm 2016, tổng vốn thực chi khoảng 715 tỷ đồng, chiếm 4,18% trên tổng vốn đăng ký.

Dự án du lịch trên địa bàn Khu kinh tế đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm: Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Nhơn Hội, Khu du lịch Trung Lương, Khu du lịch Vĩnh Hội, Khu du lịch Hải Giang, Khu du lịch Resort cao cấp phía bắc tuyến Nhơn Lý – Cát Tiến, Khu du lịch Hòn Ngọc Việt, Khu du lịch Trung Hội, Quần Thể Du Lịch, Lịch sử, Sinh thái và Tâm linh tại khu vực chùa Linh Phong.

- Tuyến Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn và vùng phụ cận

Trên tuyến này đã và đang tổ chức, khai thác hiệu quả một số loại hình du lịch mang đặc trưng văn hóa Bình Định từ hệ thống di tích Tây Sơn kết hợp với các cụm di tích Tháp Chăm, các lễ hội, làng nghề đặc sắc như: Bảo tàng Quang Trung, Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn, tháp Bánh Ít, Tháp Dương Long, Tháp Cánh Tiên, Tháp Đôi, Tháp Bình Lâm, Thành Hoàng Đế - Đồ Bàn… và một số loại hình du lịch sinh thái: Hầm Hô, Hồ Núi Một, Hội Vân… góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Bình Định.

2.1.3.4. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Về giao thông, trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược, đem lại lợi ích nhiều mặt cho sự quản lý kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng như: Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu, tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, tuyến đường từ sân bay Phù Cát về Khu kinh tế Nhơn Hội... Trong giai đoạn 2015–2019, tỉnh đã chú trọng đầu tư quản lý cơ sở hạ tầng và các loại phương tiện giao thông quan trọng như: Đầu tư xây dựng Nhà ga hàng không mới của Sân bay Phù Cát, mở đường bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn - Hà Nội; nâng cấp ga Diêu Trì trên tuyến đường Bắc – Nam và đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch 5 sao từ TP. Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại… góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách đến với tỉnh.

Trong giai đoạn 2015–2019, tổng số dự án cơ sở hạ tầng du lịch được hỗ trợ đầu tư là 18 công trình, với tổng vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ là 83 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này chủ yếu là các công trình đường giao thông vào các điểm di tích, danh thắng như: Tháp Bánh ít, Tháp Dương Long, Tháp Đôi, đường vào khu du lịch Ghềnh Ráng, Suối Khoáng nóng Hội Vân, Suối Khoáng Chánh Thắng... nên ngay sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả.

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bình Định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bình Định

2.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bình Định

Quy mô nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các tiêu chí về dân số, trình độ, giới tính, tốc độ phát triển và số lượng lao động trong ngành du lịch. Bình Định là một trong những tỉnh có lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao so với mức trung bình chung của cả nước. Năm 2015, lực lượng lao động của tỉnh là 907.203 người (chiếm 60,11% tổng dân số). Đến năm 2019, lực lượng lao động của tỉnh có tăng lên những không đáng kể với số dân là 936.191 người (chiếm 61,23% tổng dân số).

Bảng 2.6. Thống kê dân số và lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2019

ĐVT: người

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dân số 1.509.304 1.514.482 1.520.239 1.524.623 1.529.020 Lao động 907.203 931.370 912.940 931.412 936.191

Tỷ trọng (%) 60,11 61,50 60,05 61,09 61,23

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ các năm 2015 - 2019)

Trong đó:

- Theo giới tính: Năm 2015, lực lượng lao động có giới tính nam là 459.001 người (chiếm 50,6%), nữ 448.202 người (chiếm 49,4%). Đến năm 2017, lực lượng lao động có giới tính nam là 465.379 người (chiếm 49,71%), nữ 470.812 người (chiếm 50,29%). Theo số liệu trên cho thấy, giai đoạn 2015-2017, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định theo giới thiệu có tỷ trọng tương đối ổn định, tương ứng 50-50.

- Theo khu vực lao động: Năm 2015, lực lượng lao động tại thành thị là 267.802 (chiếm 29,52%), nông thôn là 639.401 người (chiếm 70,48%). Đến năm 2017, lực lượng lao động tại thành thị là 274.223 người (chiếm 29,29%), tại khu vực nông thôn là 661.968 người (chiếm 70,71%). Theo số liệu trên

cho thấy, giai đoạn 2015-2017, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn với tỷ trọng tương đối ổn định, tương ứng 70% ở vùng nông thôn và 30% ở vùng thành thị.

Bảng 2.7. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2019

ĐVT: người

Lao động Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 I. Theo giới tính

- Nam 459.001 452.040 461.305 461.500 465.379 - Nữ 448.202 479.330 451.644 469.912 470.812

Tổng 907.203 931.370 912.940 931.412 936.191

II. Theo khu vực

- Thành thị 267.802 273.564 264.350 270.760 274.223 - Nông thôn 639.401 657.806 648.599 660.652 661.968

Tổng 907.203 931.370 912.940 931.412 936.191

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ các năm 2015 - 2019)

Là tỉnh có tiềm năng quản lý du lịch nên tỉnh Bình Định trong những năm qua, số lượng nguồn nhân lực du lịch đã không ngừng tăng lên cùng với sự tăng lên về lượt khách du lịch đến Bình Định. Theo số liệu đã thống kê ở Sở Du lịch Bình Định cho thấy, nguồn nhân lực trong ngành du lịch quản lý khá nhanh và tương đối đồng đều. Cụ thể:

Tổng lao động du lịch ở Bình Định sau 5 năm (giai đoạn 2015-2019) tăng 2.900 người, tương ứng tăng 67,44%. Năm 2016, số lao động du lịch của tỉnh là 4.700 người so với năm 2015 tăng 9,3%; trong đó, lao động trực tiếp trong ngành du lịch 3.620 người (chiếm 77,02%), lao động gián tiếp trong ngành du lịch là 1.080 người (chiếm 22,98%). Đến năm 2017, số lao động du lịch là 5.200 người, tăng 500 người so với năm 2016, trong đó, số lao động trực tiếp là 4.070 người (chiếm 78,27%) và lao động gián tiếp là 1.130 (21,73%). Năm 2019, số lượng lao động ngành du lịch tỉnh Bình Định có số lượng cao nhất với 7.200 người, tăng 800 người so với năm 2018; trong đó,

lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 6.150 người (chiếm 85,42%) và lao động gián tiếp trong ngành du lịch là 1.050 người (chiếm 14,58%).

Bảng 2.8. Tổng số lao động trong ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2019

Năm Tổng số lao động

(người)

Lao động trực tiếp Lao động gían tiếp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2015 4300 3250 75.58 1050 24.42 2016 4700 3620 77.02 1080 22.98 2017 5200 4070 78.27 1130 21.73 2018 6400 5340 83.44 1060 16.56 2019 7200 6150 85.42 1050 14.58 (Nguồn: Sở Du lịch Bình Định từ các năm 2015 - 2019) 2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Bình Định

Cơ cấu lao động trong ngành du lịch Bình Định có sự biến động không đáng kể của tỷ trọng giữa lao động nam và lao động nữ. Năm 2015, số lao động du lịch có giới tính nam là 1.730 người (chiếm 40,23%), số lao động giới tính nữ là 2.570 (chiếm 59,77%). Đến năm 2019, số lao động trong ngành du lịch có giới tính nam là 3.210 người (chiếm 44,58%), số lao động giới tính nữ là 3.990 (chiếm 55,41%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9. Lao động trong ngành du lịch ở tỉnh Bình Định phân theo giới tính giai đoạn 2015-2019

ĐVT: người

Lao động

du lịch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nam 1730 1940 2250 2780 3210

Nữ 2570 2760 2950 3620 3990

Tổng 4300 4700 5200 6400 7200

2.2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Bình Định

* Về trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Bình Định Về trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2019, chiếm tỷ trọng lớn là lao động có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông với tỷ trọng tương đối đều qua các năm đạt 98%.

Bảng 2.10. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

ĐVT: người

TT Chỉ tiêu Báo cáo theo năm

2015 2016 2017 2018 2019

1 Tổng số lao động du lịch 4300 4700 5200 6400 7200

2 Chưa biết chữ 0 0 0 0 0

3 Chưa tốt nghiệp tiểu học 0 0 0 0 0

4 Tốt nghiệp tiểu học 10 12 9 8 10

5 Tốt nghiệp trung học cơ sở 75 85 88 92 101 6 Tốt nghiệp trung học phổ thông 4215 4603 5103 6300 7089

(Nguồn: Sở Du lịch Bình Định từ các năm 2015 - 2019)

* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bình Định

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2019, chiếm tỷ trọng lớn là lao động có trình độ đại học và trên đại học với tỷ trọng tương đối đều qua các năm đạt

Bảng 2.11. Cơ cấu lao động ngành du lịch theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tỉnh Bình Định

Stt Chỉ tiêu Báo cáo theo năm

2015 2016 2017 2018 2019

1 Tổng số lao động du lịch 4300 4700 5200 6400 7200

2 Trên đại học 320 355 360 385 410

Stt Chỉ tiêu Báo cáo theo năm

2015 2016 2017 2018 2019

4 Trung cấp 1200 1060 1180 1990 2490

5 Sơ cấp 450 650 690 750 670 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ

hoặc luyện nghiệp vụ ngắn hạn) 130 175 310 295 270 ĐVT:Người (Nguồn: Sở Du lịch Bình Định từ các năm 2015 - 2019)

2.2.2. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Bình Định

2.2.2.1. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 -2019 có chuyển biến tích cực, với sự tham gia của nhiều đơn vị giảng dạy và cung cấp nguồn nhân lực ngành du lịch.

Bảng 2.12. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trường Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 I. Trường phổ thông Trung học cơ sở 144 145 146 146 145 Trung học phổ thông 48 50 50 51 51 Phổ thông cơ sở 5 4 4 4 4

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 50)