Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh tỉnh Bình Định

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh tỉnh Bình Định

* Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Định thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi;

+ Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai; + Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên;

+ Phía Đông giáp biển Đông. Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong quản lý kinh tế, vị trí của tỉnh nằm tại trung tâm các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, nằm dọc trên tuyến trục dọc Bắc – Nam, gần đường hàng hải quốc tế và là cửa biển của các nước Tiểu khu sông Mê Kông.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định

* Địa hình

Tỉnh Bình Định nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000m), phía Tây của tỉnh là vùng núi cao, thuộc sườn Đông của dãy Trường Sơn, kế tiếp là vùng đồi núi trung du, đồng bằng nhỏ hẹp dọc theo ven biển và bị chia cắt bởi các nhánh núi đâm ra biển.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.050km², trong đó các dạng địa hình rất đa dạng, có cả đồi núi, cao nguyên, trung du và đồng bằng ven biển.

* Khí hậu, thủy văn

+ Khí hậu: Bình Định có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm; có sự chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa khu vực vùng núi phía Tây và khu vực duyên hải, nền nhiệt trung bình là 270C. Bình Định có 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 1 tới tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 tới tháng 12. Lượng mưa trung bình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Thủy văn: Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Trong tỉnh có bốn con sông lớn là sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh. Các sông ngòi có độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải và đời sống của người dân. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới khiến cho hoạt động trồng trọt và sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.

* Tài nguyên – khoáng sản

Tài nguyên đất: có thể chia thành 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhóm đất phù sa có khoảng trên 70 nghìn hecta, phân bố dọc theo lưu vực các sông. Đây là một tiềm năng lớn cần được đầu tư khai thác.

trên 151.500 hecta rừng tự nhiên và hơn 44.300 hecta rừng trồng. Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa, có ý nghĩa lớn về phòng hộ và bảo vệ môi trường.

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Bình Định khá đa dạng. Đáng chú ý nhất là đá granit có trữ lượng khoảng 500 triệu m3. Ngoài ra còn có các khoáng sản: sa khoáng titan tập trung ở mỏ Đề Gi (Phù Cát), khoảng 1,5 triệu m3; cát trắng ở Hoài Nhơn, khoảng 90.000 m3…

Tài nguyên biển: Bờ biển Bình Định dài 134 km với 3 cửa lạch lớn: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và 2 cửa lạch nhỏ Hà Ra – Phú Thứ và An Dũ, có đảo Cù Lao Xanh rộng 4 km2. Vùng biển Bình Định có trên 500 loài cá với trữ lượng ước tính khoảng 50.000 tấn; trữ lượng tôm khoảng 1.000 – 1.500 tấn…

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định

* Đơn vị hành chính

Tỉnh Bình Định gồm có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm một thành phố loại I trực thuộc tỉnh (TP Quy Nhơn), một thị xã (An Nhơn), và 9 huyện trong đó có 3 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh), 2 huyện trung du (Hoài Ân, Tây Sơn), 4 huyện đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước) với tổng số 159 xã, phường và thị trấn (trong đó có 126 xã, 21 phường và 12 thị trấn).

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Định năm 2019 Thành phố/ Huyện Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Mật độ (người/km2) Đơn vị Hành chính

TP. Quy Nhơn 286 283,4 990,9 16 phường 5 xã TX. An Nhơn 243 180,3 742,0 5 phường 10 xã

An Lão 692 24,4 35,3 1 Thị trấn 9 xã

Hoài Nhơn 421 207,7 493,3 2 Thị trấn 15 xã

Thành phố/ Huyện Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Mật độ (người/km2) Đơn vị Hành chính Phù Mỹ 550 171,1 311,1 2 Thị trấn 17 xã Vĩnh Thạnh 723 28,3 39,1 1 Thị trấn 8 xã Tây Sơn 693 124,6 179,8 1 Thị trấn 14 xã Phù Cát 680 190,0 279,4 1 Thị trấn 17 xã Tuy Phước 217 181,8 837,8 2 Thị trấn 11 xã Vân Canh 800 24,9 31,1 1 Thị trấn 6 xã Tổng 6.050 1.529,1 249,7 -

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định – 2019)

* Dân số

Dân số tỉnh Bình Định năm 2019 đạt 1.529.020 người, chiếm 25% dân số của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Mật độ dân số khoảng 249,7 người/km2, phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, trong đó cao nhất là TP. Quy Nhơn đạt 990,9 người/ km2 và thấp nhất là huyện Vân Canh, đạt 31,1 người/ km2. Nhìn chung dân số tỉnh Bình Định phân bố không đều, miền núi từ 30 – 50 người/ km2, các huyện đồng bằng – ven biển 500 – 800 người/ km2, khu vực đô thị xấp xỉ 1000 người/ km2.

Cộng đồng dân cư của tỉnh Bình Định gồm các dân tộc: Kinh, Ba Na, Chăm, Hrê và các dân tộc khác. Trong đó phần lớn là người Kinh, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao đã đưa tỷ trọng dân số khu vực thành thị ngày lớn hơn. Năm 2019, tỷ trọng dân số khu vực thành thị của tỉnh Bình Định chiếm 31,03%, quy mô dân số thành thị có 474.458 người tăng 0,13% so với năm 2018; dân số khu vực nông thôn chiếm 68,97%, quy mô dân số khu vực nông thôn có 1.054.562 người, tăng 0,36% so với năm 2018.

Bảng 2.2. Dân số trung bình phân chia theo khu vực tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2019

ĐVT: người

Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thành thị 465.096 469.489 471.991 473.850 474.458 Nông thôn 1.044.208 1.044.993 1.048.248 1.050.773 1.054.562 Tổng 1.509.304 1.514.482 1.520.239 1.524.623 1.529.020

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ các năm 2015 - 2019)

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định chủ yếu năm 2019 - GDP năm 2019 tỉnh Bình Định đạt 53.023,5 tỷ đồng, tăng 8.500,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,09% so với năm 2018.

- Tốc độ quản lý kinh tế năm 2019 của Bình Định là 6,72% (Kế hoạch 7,0%).

Bảng 2.3.Tốc độ quản lý kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2019

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

GDP (tỷ đồng) 12.110 40.572,9 41.404,5 44.523,2 53.023,5 Tốc độ quản lý

kinh tế (%) 8,56% 9,34% 9,51% 7,53% 6,72%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định từ các năm 2015 - 2019)

- Mức đóng góp vào GDP tỉnh Bình Định bao gồm đẩy đủ 3 lĩnh vực hoạt động là Công nghiệp - Xây dựng; Nông, lâm, thủy sản; và Thương mại – Dịch vụ, trong đó: Lĩnh vực kinh tế Công nghiệp - Xây dựng; Nông, lâm, thủy sản; và Thương mại – Dịch vụ trong GDP năm 2019 tương ứng tỷ lệ 28,9%; 42,8%; 28,3% (kế hoạch 28,8% - 40,7% - 30,5%).

- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,53% (kế hoạch 8,5%).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 730,5 triệu USD (kế hoạch 730 triệu USD).

- Tổng nguồn vốn đầu tư quản lý toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 28.464 tỷ đồng, chiếm 47,4% GDP (kế hoạch 28.000 tỷ đồng, chiếm 46,3% GDP).

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 5.993 tỷ đồng (kế hoạch là 5.632 tỷ đồng), vượt 6,3% dự toán năm, tăng 3,9% so với năm 2018.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 43 - 48)