7. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Lý thuyết đại diện
Jensen và Meckling (1976) - ngƣời đặt nền móng lý thuyết đại diện - xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) nhƣ là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những ngƣời chủ -principals), bổ nhiệm, chỉ định ngƣời khác, ngƣời quản lý công ty (ngƣời đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty.
Trong lĩnh vực kế toán quản trị, Healy và Palepu (2001) cho rằng giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị doanh nghiệp (và chủ doanh nghiệp) với lợi ích của nhà đầu tƣ bên ngoài là hợp đồng tối ƣu giữa nhà quản trị với nhà đầu tƣ, thỏa thuận hợp lý thù lao và tiền thƣởng của nhà quản trị. Những hợp đồng này thƣờng yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thông tin đƣợc cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị nhƣ: hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực... để nhà đầu tƣ đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị doanh nghiệp có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu tƣ bên ngoài.
Theo lý thuyết đại diện cho rằng việc tham gia lập ngân sách cho phép nhân viên đƣa một số thông tin, hiểu biết của mình và có thể dẫn đến lợi ích cho cả hai bên: thứ nhất, kết hợp thông tin này vào ngân sách mang lại các mục tiêu ngân sách thực tế hơn và giúp phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn, nhƣ vậy sẽ tăng
hiệu quả công việc mong đợi và cải thiện việc chia sẻ rủi ro. Và thứ hai, do có sự cam kết dựa trên ngân sách, ngân sách này sau đó tạo ra nỗ lực cao hơn từ nhân viên từ đó sẽ làm tăng hiệu quả công việc (Heinle và cộng sự, 2014). Tƣơng tự, Shields và Young (1993) cũng cho rằng một trong những lợi ích chính của việc tham gia dự toán ngân sách là tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin. Chia sẻ thông tin có thể tăng lên hiệu suất cá nhân bằng nhiều cách gồm: (1) cấp trên có thể giúp nhân viên phát triển ý tƣởng, chiến lƣợc tốt hơn (Murray, 1990); (2) đảm bảo rằng cấp dƣới nhận đƣợc hỗ trợ ngân sách đầy đủ (Nouri & Parker, 1998). Đầy đủ về ngân sách là mức độ cá nhân nhận thức rằng các nguồn ngân sách đủ để đáp ứng các yêu cầu công việc. Khi nhân viên tin rằng tổ chức sẽ hỗ trợ họ với ngân sách đầy đủ, điều này sẽ làm tăng mối quan hệ nhân viên với tổ chức, nhân viên sẽ cam kết cao hơn với tổ chức. Cam kết của tổ chức cao hơn, có thể dẫn đến hiệu suất cao hơn (Maiga 2005).
Nhƣ vậy lý thuyết này đƣợc sử dụng nhằm giải thích cho sự tác động của nhân tố mức độ tham gia dự toán ngân sách của ngƣời lao động đến công tác dự toán ngân sách của các doanh nghiệp.