Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách của các doanh nghiệp thương mại tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 81)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả cho thấy, trong các nhân tố ảnh hƣởng đến cơng tác dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp thƣơng mại ở TP. Quy Nhơn, nhân tố có ảnh hƣởng lớn nhất là Cơ cấu sở hữu (mức độ β = 0.397). Tiếp theo là nhân tố Ứng dụng công nghệ thông tin (β = 0.270), Tiếp theo là nhân tố Mức độ tham gia dự toán của ngƣời lao động (β = 0.264), Tiếp theo là nhân tố Phong cách lãnh đạo (β = 0.194) và cuối cùng là nhân tố quy mô doanh nghiệp (mức độ tác động β = 0.088). Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy, sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập

cho sự biến thiên của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011), có thể kết luận kết quả nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thơng tin” có tác động tích cực đến cơng tác dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp thƣơng mại ở TP. Quy Nhơn. Kết quả phân tích cho thấy β = 0.270> 0, nhƣ vậy: chấp nhận giả thuyết H1. Kết quả này là tƣơng đồng nghiên cứu Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013). Trên thực tế, ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến trang bị máy móc, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ rất nhiều cho con ngƣời trong cơng việc nói chung và cơng tác dự tốn nói riêng. Đối với cơng tác lập dự tốn ngân sách ứng dụng công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ con ngƣời trong việc cập nhật dữ liệu, liên kết dữ liệu, kết xuất dữ liệu và cho ra báo cáo dự toán hiệu quả trong thời gian sớm nhất.

Giả thuyết H2: Nhân tố “Phong cách lãnh đạo” có tác động tích cực đến cơng tác dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp thƣơng mại ở TP. Quy Nhơn. Kết quả β biến văn hóa β = 0.194> 0, chấp nhận giả thuyết H2. Kết quả là phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Định (2018). Trên thực tế, nhà quản lý với phong cách lãnh đạo khuyến khích tất cả mọi cấp độ quản lý, nhân viên trong doanh nghiệp cùng tham gia vào q trình dự tốn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng cơng tác dự tốn. Khi đó, thơng tin dự tốn sẽ đƣợc ln chuyển từ dƣới lên trên và ngƣợc lại trong suốt q trình dự tốn. Điều này giúp cho mọi thành viên trong tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc hoàn thành các mục tiêu dự tốn, có thể đƣa ra những ƣớc tính cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu. Giả thuyết H3: Nhân tố “Quy mơ doanh nghiệp” có tác động tích cực đến cơng tác dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp thƣơng mại ở TP. Quy Nhơn. Kết quả phân tích cho thấy β có giá trị β = 0.088> 0, chấp nhận giả thuyết H3. Kết quả là phù hợp với Kenneth A. Merchant (1981). Trên thực tế, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn, số lƣợng nghiệp vụ kinh tế, các hoạt

động kinh doanh diễn ra càng nhiều, bên cạnh đó, số lƣợng phịng ban chức năng, nhân viên lớn từ đó làm phát sinh nhu cầu thơng tin kế tốn quản trị nói chung và thơng tin về dự tốn ngân sách nói riêng trong cơng tác quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Giả thuyết H4: Nhân tố “Cơ cấu sở hữu” có tác động tích cực đến cơng tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp thƣơng mại ở TP. Quy Nhơn. Kết quả phân tích cho thấy β có giá trị β = 0.397> 0, chấp nhận giả thuyết H3. Kết quả là phù hợp với Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013). Trên thực tế, những đặc điểm trong cơ cấu sở hữu nhƣ các chính sách phân cấp trong tổ chức đƣợc rõ ràng, thƣờng xuyên lập kế hoạch trong quá trình hoạt động,… địi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức cơng tác dự toán trong đơn vị từ đó đáp ứng nhu cầu thơng tin cho nhà quản lý; hay quy trình lập ngân sách trở nên chính thức, tinh vi và chính xác hơn do ảnh hƣởng từ yêu cầu kiểm sốt của phía chủ sở hữu.

Giả thuyết H5: Nhân tố “Mức độ tham gia dự tốn của ngƣời lao động” có tác động tích cực đến cơng tác dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp thƣơng mại ở TP. Quy Nhơn. Kết quả phân tích cho thấy β có giá trị β = 0.264> 0, chấp nhận giả thuyết H3. Kết quả là phù hợp với Nguyễn Thị Thanh Định (2018). Trên thực tế, sự tham gia của ngƣời lao động khi thực hiện dự toán ngân sách là cần thiết, vì điều này sẽ giúp các mục tiêu ngân sách đƣợc xác định rõ ràng, tạo điều kiện chia sẻ thông tin giữa cấp dƣới và cấp trên, giữa cấp trên và cấp dƣới trong q trình thực hiện dự tốn ngân sách.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 trình bày tổng quan về các doanh nghiệp thƣơng mại tại Tp. Quy Nhơn và thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. Tiếp đó, nội dung chƣơng trình bày các kết quả nghiên cứu định lƣợng bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0 nhƣ đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mơ hình. Cuối cùng, tác giả trình bày bàn luận kết quả nghiên cứu nhằm so sánh sự phù hợp của kết quả trong nghiên cứu này so với thực tế tại các doanh nghiệp thƣơng mại Tp. Quy Nhơn và so với các nghiên cứu trƣớc đây để làm căn cứ đề xuất các kiến nghị ở chƣơng 4.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách của các doanh nghiệp thương mại tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)