Mức sống của xã hội phát triển kéo theo đó là sự gia tăng về nguồn thu nhập. Nếu như trước đây, độc giả chủ yếu theo dõi, đọc tin tức để “cho có” hoặc khơng có nhu cầu tìm hiểu thêm thì lúc này mọi thứ đang dần thay đổi. Các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như ăn, mặc, ở… bắt đầu được đáp ứng đủ đầy hoặc ở mức chấp nhận được. Từ đó, các nhu cầu về mặt tinh thần như giải trí bắt đầu được quan tâm, chủ trọng. Trong đó có nhu cầu được tiếp nhận thơng tin.
Khi “paywall” chưa ra đời, độc giả chỉ tiếp xúc đơn thuần với những thông tin được các tịa soạn báo cung cấp miễn phí. Khi đó, thơng tin được dừng ở mức “vừa đủ”, không thừa nhưng cũng không thiếu nếu xét theo sự phát triển của xã hội bấy giờ. Ở Việt Nam, tâm lý dùng miễn phí vẫn cịn tồn tại ở một bộ phận lớn người dân. Chưa nói đến báo chí, những ứng dụng, dịch vụ giải trí khác cũng vấp phải khơng ít khó ăn ở thời kỳ đầu áp dụng thu phí.
28
“Những thứ gì tồn tại trên Internet đều miễn phí” là quan điểm của một bộ phận lớn người dùng ở Việt Nam. Những ứng dụng, phần mềm máy tính chủ yếu vẫn dùng phiên bản “crack” (bẻ khóa) thay vì mua bản quyền. Điển hình nhất có thể nói đến Windows, Microsoft Office hay một số phần mềm diệt virus phổ biến. Đối với những dịch vụ giải trí, ứng dụng Zing MP3 từng bị tẩy chay vì yêu cầu người dùng phải trả phí để tải các bài hát về máy điện thoại. Ứng dụng này sau đó buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh bằng cách cho độc giả tải nhạc miễn phí (với phiên bản có dung lượng, chất lượng thấp hơn)20
.
Truyền hình trả tiền cũng phải chịu khơng ít thiệt thịi do bị xâm phạm bản quyền thường xuyên. Thay vì trả tiền để thuê bao hàng tháng hoặc từng năm một, nhiều khán giả lựa chọn xem lậu, thậm chí livestream cơng khai trên mạng xã hội… khiến các đơn vị nắm bản quyền ở nước ngoài chấm dứt hợp đồng với đài truyền hình ở Việt Nam (bản quyền Champions League 2015/16 của
VTVCab bị xâm phạm).
Nói đến “paywall” trên báo mạng điện tử ở Việt Nam, Vietnamplus - đơn vị tiên phong ở xu hướng này - cách đây một năm bên cạnh những lời khen dành cho sự quyết đoán, bắt kịp xu thế của Tổng biên tập Lê Quốc Minh, cũng có khơng ít những bình luận cho rằng đơn vị này quá “liều”, hoặc việc trả tiền vẫn chưa phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội ở nước ta hiện tại.
Tuy nhiên, xã hội phát triển không ngừng kèm theo đó là nhu cầu tiếp nhận thơng tin, tìm kiếm tư liệu, nghiên cứu… của một bộ phận độc giả. Dần dần, độc giả cảm thấy thơng tin miễn phí được cung cấp trên các báo là chưa đủ và họ cần nhiều hơn những thứ chất lượng.
20
Bảo Bảo (2015), Bài học từ New York Times: Đọc báo online ở Việt Nam rồi sẽ phải trả phí?, CafeBiz,
http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/bai-hoc-tu-new-york-times-doc-bao-online-o-viet-nam-roi-se-phai- tra-phi-201507011512229.chn
29
Nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả ngày càng lớn, đặc biệt là những tác phẩm cần sự đầu tư như LONGFORM, MEGASTORY… Nguồn: Vietnamplus.vn
Muốn độc giả trả tiền để đọc nội dung trên trang báo đồng nghĩa với việc tờ báo đó phải cung cấp những nội dung đáng tiền. Số tiền thu về từ “paywall” ngồi việc duy trì hoạt động của tịa soạn báo, phục vụ mục đích nghiên cứu… cịn nhằm cung cấp cho phóng viên, nhà báo để giúp họ khơng ngừng cải thiện nội dung, sáng tạo ra nhiều tác phẩm chất lượng, giữ độc giả tiếp tục thuê bao trả tiền.
Muốn các phóng viên tiếp tục thực hiện những bài viết chất lượng, rõ ràng, tòa soạn phải cung cấp cho họ một mức đãi ngộ mới, cao hơn bình thường. Mức đãi ngộ này một phần để phục vụ cho cơng tác phí, duy trì các mối quan hệ của các phóng viên… ngồi ra, nó cịn cải thiện khoản thu nhập hàng tháng của họ, tạo động lực cho họ tiếp tục làm việc và cống hiến.
30
Bên cạnh đó, những tác phẩm mà tịa soạn báo thu phí thường sẽ có chất lượng cao và được nhiều độc giả quan tâm. Điều này sẽ giúp các nhà báo, phóng viên ngày càng có tiếng hơn trong giới và với độc giả. Uy tín tờ báo tăng lên kéo theo đó là uy tín của nhà báo và ngược lại. Vật chất được cải thiện, danh tiếng được củng cố là động lực lớn để các phóng viên, nhà báo tiếp tục làm việc và cho ra những tác phẩm chất lượng.
Mục trả phí của Telegraph có nhiều bài viết của các nhà báo, chuyên gia nổi tiếng. Nguồn: Telegraph.
Khơng chỉ phóng viên, th bao trả phí cũng đồng nghĩa với việc lãnh đạo tờ báo và ban biên tập phải khơng ngừng suy nghĩ để tìm ra những phương án nhằm cải thiện nội dung đem tới cho độc giả. Hiện tại, nhiều tờ báo trên thế giới và cả Việt Nam đã áp dụng chiến lược đặt bài viết của các cộng tác viên là những chuyên gia, người nổi tiếng có kiến thức, am hiểu về một số lĩnh vực đặc thù. Khác với dạng phỏng vấn độc quyền, đây là bài viết do chính chuyên gia tự tay biên soạn (hoặc được phóng viên ghi lại và sửa chữa nhưng không can thiệp
31
quá nhiều về mặt nội dung). Những bài viết này thường có nội dung chất lượng và yêu cầu độc giả phải thuê bao trả phí để xem bởi đây khơng đơn thuần chỉ là góc nhìn của một phóng viên hay nhà báo.
Ngoài ra, với mức đãi ngộ cao hơn cùng sự đảm bảo về uy tín sẽ được củng cố cũng là yếu tố để tòa soạn thu hút nhiều cây viết nổi tiếng, chất lượng. Trên thế giới, có rất nhiều nhà báo nổi tiếng khơng gắn liền cơng việc của mình với một tịa soạn. Thay vào đó, họ hoạt động theo dạng “free-lancer” (làm việc tự do). Ví dụ, trong lĩnh vực thể thao, Jonathan Wilson, Sid Lowe hay Luca Caioli là những nhà báo nổi tiếng từng chấp bút cho tự truyện của nhiều danh thủ. Công việc của họ khơng gắn liền với một tịa soạn cố định mà viết nhiều cho những tờ báo nổi tiếng như The Guardian, Telegraph, ESPN, BBC Sports…
Những tác phẩm của họ thường yêu cầu độc giả phải trả phí. Đây cũng là những cây viết đã gây dựng được tên tuổi trên thế giới, đồng thời giúp cho những tờ báo có bài đăng của họ gia tăng sự uy tín cũng như thu hút lượng lớn độc giả.