Thách thức đặt ra cho xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 100 - 104)

Chương 3: Một số dự báo và giải pháp phát triển xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

3.1. Thách thức đặt ra cho xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

3.1. Thách thức đặt ra cho xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay hiện nay

Khơng phải tịa soạn báo nào ở Việt Nam, kể cả những tờ báo lớn, cũng có thể dựng tường thu phí “paywall” bất cứ lúc nào. Cơ sở vật chất và kỹ thuật giờ đây khơng cịn là vấn đề lớn. Song, các tòa soạn buộc phải đảm vào và chú ý đến những yếu tố quan trọng như: chất lượng nội dung, uy tín tờ báo, giá cả hợp lý hay những chương trình khuyến mãi.

Thứ nhất, về nội dung, một tờ báo trước khi dựng tường thu phí phải trả lời được câu hỏi: Liệu nội dung cung cấp có đáng để độc giả trả tiền hay khơng? Trước đây, các bài phóng sự trên báo được đầu tư tỉ mỉ, công phu và thực hiện rất cầu kỳ. Tuy nhiên hiện tại số lượng những bài viết đạt chất lượng như vậy ngày càng ít. Thêm vào đó là tin tức độc quyền, báo chí Việt Nam hầu như khơng có tin tức độc quyền do các tòa soạn báo vẫn còn tâm lý chia sẻ cho nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của độc giả bởi nếu cùng một nội dung nhưng tờ báo này thu phí, tờ báo kia miễn phí, họ sẽ biết phải lựa chọn đọc ở đâu.

Hiện nay, sự phát triển của báo chí truyền thơng với hàng loạt các tịa soạn mới ra đời cùng đội ngũ nhà báo, phóng viên đơng đảo. Việc có tin tức độc quyền là rất khó. Song, điều đó khơng có nghĩa các tịa soạn phải chấp nhận hiện thực này mà thay vào đó, họ có thể đi theo hướng phát triển như Telegraph, tức

là biến tin tức của mình có chiều sâu hơn để phục vụ độc giả.

Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng rất khó để nói đến câu chuyện nội dung ở những tờ báo mạng tại Việt Nam. Những tờ báo chững chạc, sang trọng, đặc biệt là tạp chí rất cầu kỳ và chất lượng, nội dung hay nhưng rất khó để đảm bảo

101

việc xuất bảng hàng ngày. Trong khi đó, với những tờ nhật báo, họ lại ít đầu tư thể loại phóng sự, phóng sự điều tra – những thứ thu hút độc giả nhưng cần bỏ rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tất nhiên, điều này cũng có thể lý giải được bởi chi phí đầu tư cho một bài phóng sự điều tra là rất lớn trong khi thu về không được bao nhiêu. Bởi lẽ, doanh thu quảng cáo trên báo in ngày càng giảm cịn lượng người đăng ký th bao trả phí ở phiên bản điện tử lại khơng nhiều.

Do đó, các tờ báo lựa chọn chiến lược cung cấp những sản phẩm chất lượng này tới người đọc một cách miễn phí để tăng lượng độc giả rồi tiến đến tăng giá quảng cáo. Trước đây, tư duy này khơng sai nhưng nó khơng cịn mang lại hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Nhà báo Lê Quốc Minh dẫn chứng: “Ví dụ trước đây một nhãn hàng như Vinamilk muốn đặt một quảng cáo trên VnExpress phải trả 200 triệu đồng nhưng không thể đo đếm được mức độ hiệu quả do phần mềm thống kê thời đó cịn chưa minh bạch”42

. Tuy nhiên giờ đây, các doanh

nghiệp có thể hồn tồn tự chủ trong việc đặt quảng cáo ở đâu, nội dung gì, thời gian nào… và có bao nhiêu lượng người đọc click vào xem quảng cáo. Do đó, khi nhận thấy quảng cáo trên báo điện tử khơng cịn hiệu quả, họ sẽ sớm chia tay và khiến tòa soạn mất đi nguồn thu chủ yếu.

Ngồi ra, báo chí Việt Nam những năm gần đây chạy theo xu hướng giật gân, câu khách với những tin tức có nội dung “cướp, giết, hiếp” thu hút đông đảo người đọc nhưng không giải quyết nhiều vấn đề, không phân tách ra được các nhóm báo khác nhau, những nội dung nằm trên các nhóm đối tượng độc giả khác nhau. Báo chí Việt Nam rất hiếm có những tờ báo chun mơn mà thường sản xuất đại trà, đại chúng cho mọi đối tượng độc giả.

“Ở Việt Nam trước đây, Lao Động là một tờ báo có uy tín với những bài phóng sự gây được tiếng vang nhưng giờ cũng có những tin tức lá cải. Kể cả

42

102

Thanh Niên, Tuổi Trẻ hay những tờ báo lớn khác, nội dung trên báo in nhiều khi đọc xong khơng đọng lại điều gì chứ chưa nói đến báo điện tử. Rất nhiều bài phóng sự, thậm chí là trên báo in rất chỉn chu, nhưng sang báo điện tử lại nhem nhuốc cho thấy một sự đầu tư không đồng bộ. Trước đây, những tờ như Vietnamnet hay Tuần Việt dù giao diện xấu nhưng nội dung rất tốt, giờ thì rất hiếm. Bản thân những tờ báo gây được tiếng vang cũng khơng cịn q nhiều nội dung hình, chỉ 1-2 bài mà khơng duy trì được sự đều đặn”, nhà báo Lê Quốc

Minh chia sẻ.

Các tòa soạn báo ở Việt Nam cần hiểu rằng báo chí khơng chỉ là một sản phẩm sáng tạo mà cịn phải có tác động xã hội. Tuy nhiên, báo chí hiện nay lại bị cuốn vào tính tiêu cực. Bởi lẽ nội dung tiêu cực thì được nhiều người đọc. Tỷ lệ tiêu cực trên báo đã cao còn được nhân lên nhiều lần bởi sự phát triển của mạng xã hội. Lượng thông tin tiêu cực đến với độc giả quá cao tạo ra một bức tranh báo chí Việt Nam với gam màu xám.

Thứ hai, về uy tín tờ báo, nội dung tốt được duy trì dài lâu sẽ giúp tịa soạn khẳng định vị thế trong lịng độc giả. Có thể một bên lên bài chậm hơn, nội dung viết có phần khơ cứng và khơng được thu hút bằng nhưng vẫn sẽ có độc giả chọn đọc nó vì thơng tin đáng tin cậy hơn. Độc giả đến đọc thử vài bài thấy chất lượng cao, người ta sẽ tiếp tục tìm đến sau này. Uy tín là yếu tố quyết định độc giả có vào trang báo đó để đọc tiếp hay không. Song, sự trung thành của độc giả với các tờ báo điện tử hiện tại ngày càng giảm sút với lượng thông tin giật gân, câu khách tràn lan. Thêm vào đó, các trang web chính thống khơng cịn là kênh tiếp nhận thông tin chủ yếu của độc giả nữa mà chủ yếu thông qua mạng xã hội. Tỷ lệ độc giả click thẳng vào tác phẩm trên trang báo chỉ đạt khoảng 20-25%. Hơn nữa, mạng xã hội phát triển không ngừng khiến độc giả có xu hướng đọc báo thông qua Facebook nhiều. Phần lớn trong số họ chỉ nhớ được mình đã đọc

103

thơng tin này nhưng ở đâu thì khơng. Vì vậy, một thách thức khác đặt ra cho các tờ báo dựng tường “paywall” là phải gây dựng uy tín cho trang báo của mình. Sau đó, khi kết hợp với việc bán nội dung, họ có thể tự chủ về chiến lược kinh doanh và phát triển của tòa soạn.

Thứ ba, về thanh toán, ở các nước phát triển, đây không phải là vấn đề đáng nói. Song tại Việt Nam, như đã đề cập, tâm lý e dè của một bộ phận lớn độc giả là một yếu tố khiến các tòa soạn báo gặp khó trong việc dựng tường thu phí. Ngồi ra, các nhà mạng cũng chưa hoàn tồn hỗ trợ cho hình thức này. Bằng chứng là khi Vietnamplus thử nghiệm “paywall” năm 2012 với hình thức trả tiền thông qua thuê bao di động, tờ báo này phải chia cho nhà mạng 70% lợi nhuận thu về. Trừ đi những kinh phí về kỹ thuật, sản xuất, doanh thu từ “paywall” khơng cịn q nhiều. Qua thời gian, khoảng cách này dần được thu hẹp lại nhưng việc đối sốt và thanh tốn giữa các bên cịn phức tạp và nhiều bất cập. Về mặt phương tiện, thách thức này phần nào đã được giải quyết thơng qua những hình thức thanh tốn trực tuyến như ví điện tử, QR Code… song việc thay đổi nhận thức, hành vi của độc giả là điều khó có thể làm được trong thời gian ngắn.

Thứ tư về giá cả và các chương trình khuyến mãi, trước khi quyết định dựng tường thu phí, các tịa soạn phải tính tốn xem mức giá bao nhiêu là hợp lý. Ở Mỹ, một thuê bao thông thường muốn gia hạn phải bỏ ra từ 30-35 USD/tháng. Điều này khiến một số đối tượng độc giả không đáp ứng được, khiến tờ báo phải thay đổi và có những gói dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng cũng như đưa ra những chương trình khuyến mãi. Tương tự như Việt Nam, 5.000 đồng/bài báo không phải một con số quá lớn nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chi hàng chục nghìn đồng mỗi ngày để đọc báo. Do đó, các tịa soạn phải linh động trong việc đưa ra mức giá cho thuê bao của mình.

104

Bên cạnh đó, họ cũng phải nắm bắt được tâm lý của một bộ phận người dùng khác, những người sẵn sàng trả nhiều tiền để mua những sản phẩm mà họ

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)