Nội dung và hình thức

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 83 - 96)

Chương 2: Thực trạng xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

2.2.3. Nội dung và hình thức

Nội dung chất lượng là yếu tố thu hút độc giả thuê bao trả phí của những tờ báo ứng dụng “paywall”. Song, nội dung thơi thì chưa đủ. Mỗi tờ báo phải khơng ngừng cải tiến cả về hình thức thể hiện sao cho độc đáo, độc quyền, đặc sắc bởi để thu hút độc giả đã khó, việc níu chân họ lại tiếp tục gắn bó với tờ báo cịn khó hơn. Tuy nhiên, khơng phải tờ báo nào cũng đã và đang làm được điều này. Ngay cả những tờ báo lớn như The New York Times cũng có những bài báo không được đánh giá cao về nội dung, hay cịn được đánh giá là dở tệ, khơng có gì đặc sắc. Trong khi đó, một số tờ báo khác như Telegraph lại không chú trọng

đầu tư vào yếu tố trực quan, khiến độc giả đọc báo đôi lúc cảm thấy nhàm chán.

* Nội dung

Nội dung chủ yếu được đăng tải trên các tờ báo trong phạm vi khảo sát thuộc về những lĩnh vực, vấn đề mang tính chất tồn cầu, tập trung phần lớn vào chính trị, kinh tế… Đối với The New York Times và Telegraph, đây là 2 tờ báo

nối tiếng, nằm trong top đầu về nguồn tin tại Mỹ và Anh với số lượng nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đông đảo trải dài trên khắp thế giới. Đây cũng là yếu tố giúp Vietnamplus giành lợi thế so với các đối thủ trong nước. Đội ngũ phóng viên, nhà báo thường trú của một cơ quan thông tấn cùng nguồn tin quốc tế giàu

84

có giúp tờ báo này trở thành một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp thơng tin chính trị, kinh tế thế giới cho độc giả.

Đối với The New York Times, tờ báo này luôn cố gắng thể hiện vị thế của

mình trong từng tác phẩm, đặc biệt là những loạt bài liên quan đến sự kiện bầu cử, nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ. Đặc biệt, The New York Times cịn

có riêng một chun trang về bầu cử Tổng thống Mỹ được duy trì hoạt động kéo dài trong nhiều năm và liên tục cải tiến để cho ra các tác phẩm chất lượng bằng nhiều hình thức thể hiện khác nhau.

Chuyên trang về bầu cử Tổng thống Mỹ được duy trì hoạt động trong nhiều năm với nhiều tác phẩm chất lượng. Nguồn: The New York Times.

85

Tờ báo này muốn thể hiện sức mạnh thông qua những thông tin họ cung cấp cho độc giả. Tuy nhiên, “tinh thần Mỹ” vừa là điểm mạnh nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của The New York Times. Cụ thể, khi viết các bài bình luận

chính trị, xã hội, tinh thần này giúp The New York Times ln giữ được vị trí trung lập (điều quan trọng với báo chí) và thẳng thắn nêu ra được những ung nhọt ít người biết tới. Đây cũng chính là yếu tố làm nên tên tuổi của tờ báo. Tuy nhiên, khi khai thác những vấn đề tồn cầu có liên quan đến nước Mỹ, The New

York Times vẫn sử dụng những phương cách dẫn dụ khác nhau nhằm giảm nhẹ

sai lầm của Chính phủ nước Mỹ để đảm bảo yếu tố chính trị.

Chuyên trang về bầu cử Tổng thống Mỹ của The New York Times chiếm phần lớn là các bài bình luận, phân tích về những chiến dịch tranh cử, bầu cử. Ngoài ra, tờ báo này cũng thường sản xuất những tác phẩm mang tính chất thường thức, cung cấp cho độc giả những thơng tin cơ bản về tình hình chính trị trong nước và những điều cần biết. Gần đây nhất là tác phẩm “Who’s Running for President in 2020?” (tạm dịch: Những ứng viên tranh cử cho vị trí Tổng

thống Mỹ vào năm 2020).

Bài báo này đưa ra 44 gương mặt chính trị gia nước Mỹ được phân thành 4 nhóm: Đang thực hiện chiến dịch tranh cử, nhiều khả năng sẽ tranh cử, không quá mặn mà với việc tranh cử và không tranh cử. Nội dung bài báo sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản nhất về các ứng viên để giúp người đọc có cái nhìn ban đầu về các gương mặt họ sẽ chọn lựa vào vị trí lãnh đạo trong năm tới.

86

Tác phẩm “Who’s Running for President in 2020?” được thiết kế độc đáo nhằm tăng hiệu quả trải nghiệm của người dùng. Nguồn: The New York Times.

Như đã nói, các tờ báo điện tử dựng tường “paywall” thường tập trung vào những thể loại như phỏng vấn, bình luận, phóng sự, điều tra. Điều này đã được thể hiện ở The New York Times, song Telegraph là tờ báo cho thấy đặc điểm này rõ rệt nhất bởi lẽ đây vốn là thế mạnh của họ. Telegraph ln đóng vai trị là cơ quan truyền thông đầu tiên tiết lộ, vạch trần những vụ bê bối lớn trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế cho tới thể thao. Điều này đã được chứng minh ở những loạt bài điều tra làm nên tên tuổi của tờ báo như đã đề cập ở phần trước.

Chưa hết, trong khi phần lớn các tờ báo tính phí kiếm tiền nhờ bài viết,

Telegraph là một trong những đơn vị hiếm hoi bán được tin tức. Điểm đặc biệt

trong các tin dạng “premium” trên tờ báo này là được đầu tư rất nặng về mặt số liệu. Tin tức trả tiền trên Telegraph rất đáng giá bởi nó khơng chỉ đưa thơng tin đơn thuần mà cịn có dung lượng như một bài bình luận ngắn với nhiều số liệu,

87

thông tin nền… được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Đây được coi là “thứ vũ khí” để Telegraph cạnh tranh với các đối thủ ở mảng tin tức (vốn thường cung cấp miễn phí cho độc giả).

Nội dung “premium” trên Telegraph tập trung nhiều vào số liệu. Lượng tin bài về chính trị châu Âu, châu Mỹ và trong nước cũng chiếm tồn bộ trang nhất của

báo mỗi khi có sự kiện. Nguồn: Telegraph.

Trong khi đó, ở Việt Nam, Vietnamplus rất chú trọng đầu tư vào những bài phỏng vấn độc quyền người nổi tiếng và bình luận chuyên sâu về các vấn đề trên thế giới. Đây là những nội dung mà độc giả sẵn sàng trả tiền để mua do chưa được xuất hiện nhiều trên báo chí Việt Nam.

Vietnamplus đã thể hiện được thế mạnh của mình qua những bài phỏng

vấn độc quyền các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, có sức ảnh hưởng như H’Hen Niê, Jun Vũ, Thanh Hương, NSND Lê Khang, NSƯT Hồng Vân… Đa số các bài viết này được thực hiện theo dạng Q&A (Questions & Asks) - hỏi và trả lời, thuật lại

88

cuộc phỏng vấn giữa phóng viên và nhân vật nổi tiếng. Bên cạnh đó, chuyên mục Văn hóa - Thể thao cũng có những bài bình luận chun sâu về những lĩnh vực như âm nhạc, phim ảnh… Song, những bài phỏng vấn độc quyền là thế mạnh, điểm cộng giúp Vietnamplus ghi dấu ấn trong lòng độc giả.

Chuyên mục Thế giới và Kinh tế - Công nghệ với số lượng tin bài dày đặc là nội dung được người đọc quan tâm nhất. Bên cạnh những tin tức nóng, độc quyền mua bản quyền chính thống từ các hãng thơng tấn nước ngoài như AP, Reuters… Vietnamplus cịn có đội ngũ nhà báo, phóng viên có kiến thức, kinh nghiệm để viết những bài bình luận chuyên sâu về các vấn đề, sự kiện trên thế giới nhằm giải thích ý nghĩa cho độc giả, hoặc dự báo về tình hình sắp xảy ra.

89

Loạt bài phỏng vấn độc quyền gây ấn tượng với độc giả của Vietnamplus. Nguồn: Vietnamplus.

Dù vậy, nội dung của những tờ báo này cũng tồn tại những hạn chế nhất định, điển hình nhất là sự cân bằng. Telegraph không thể đảm bảo sự cân bằng cho các chuyên mục mà chỉ tập trung vào thế mạnh của tờ báo. Trong khi đó, nhiều độc giả cho rằng vì đều tính phí nên đơi khi có những bài báo trên The New York Times không thật sự đáng tiền.

Điều này được thể hiện ở việc các bài viết dạng “premium” trên Telegraph đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Chiến lược của Telegraph là thu hút người đọc bằng cách tạo dựng tên tuổi cho cây viết (đã được thể hiện rõ ở giao diện của báo và mục Góc nhìn rất được chú trọng đầu tư) rồi mặc định rằng những tác phẩm họ xuất bản đều đạt quy chuẩn “premium”. Rõ ràng, dù xuất sắc đến đâu, một người cũng không thể liên tục viết ra những tác phẩm chất lượng theo tư duy làm báo kiểu công nghiệp, “vắt sữa”.

Cân bằng chất lượng các bài viết là điều mà các tòa soạn báo lớn như The

New York Times hay Telegraph đã, đang và sẽ hướng tới. Yếu tố này giúp các tờ

báo thu hẹp khoảng cách về sự chênh lệch giữa nội dung trả tiền và miễn phí, giúp các tác phẩm được xuất bản đều ở vị thế ngang bằng nhau.

* Hình thức

Như đã nói, nếu khơng th bao trả phí, độc giả chỉ được đọc một lượng bài nhất định và ngược lại, họ sẽ tiếp cận được tồn bộ thơng tin nếu trở thành người dùng của báo. Chính điều này đã dẫn đến việc trong số hơn 200 bài báo được đăng tải mỗi ngày, có những bài viết đạt chất lượng tốt nhưng cũng tồn tại các tác phẩm bị đánh giá là dở tệ, không mang lại tác động lớn hay thu hút sự quan tâm của độc giả. Đó phần lớn là những thơng tin đời thường, khơng khác gì so với những tờ báo khác trên thị trường ngoại trừ việc nó tính phí. Đó cũng có

90

thể là những bài bình luận về những vấn đề khơng cần thiết, những bài báo viết bằng ngôn từ nặng nề, kén người đọc, khó tiếp cận đến những độc giả trẻ, những tác phẩm với dung lượng dài lê thê nhưng không làm bật lên được chủ đề của bài viết…

The New York Times đặc biệt chú trọng vào yếu tố trực quan. Bằng chứng

là các bài viết của báo sử dụng đến 90% là hình ảnh tự chụp. Họ cũng xây dựng nội dung và giao diện trông giống một “E-Magazine” (tạp chí điện tử) hơn là một tờ báo điện tử đơn thuần, phần nào được thể hiện qua bố cục dàn trang cùng tông màu sáng. Điều này đã được 7 nhà báo thuộc “Nhóm nghiên cứu 2020” của

The New York Times nghiên cứu và chỉ ra từ cách đây 2 năm trong bản báo cáo

có tiêu đề “Journalism That Stands Apart” tạo ảnh hưởng lớn đến nền báo chí, truyền thơng trên thế giới.

The New York Times cho rằng họ dành quá nhiều nguồn lực cho những tin

bài ít người đọc. Ngoại trừ các lĩnh vực buộc phải đưa tin, trên tờ báo vẫn còn tồn tại những bài viết không đủ tiêu chuẩn để độc giả trả tiền do họ có thể dễ dàng tìm kiếm từ đối thủ mà khơng phải trả phí. The New York Times là tờ báo đi tiên phong và hàng đầu về báo chí trực quan. Họ định nghĩa cách kể chuyện đa phương tiện với Longform, MegaStory… nhưng bất chấp thành công trong quá khứ, số lượng tin bài trực quan trên The New York Times vẫn là chưa đủ. “Nhóm nghiên cứu 2020” cho rằng quá nhiều tin bài được đăng tải hàng ngày khơng có đồ họa hay hình ảnh mà “chỉ tồn những đoạn văn bản dài dằng dặc”.

“Ví dụ cho vấn đề này như sau: Khi chúng ta đăng một bài viết trong năm 2016 về cuộc tranh luận liên quan các tuyến tàu điện ngầm ở New York, một độc giả đã chế giễu chúng ta trong phần bình luận rằng bài viết khơng có nổi một tấm bản đồ đơn giản về đường tàu đang là tâm điểm của cuộc tranh cãi. Tương tự, khi chúng ta viết về khiêu vũ hay nghệ thuật, các phóng viên và nhà phê bình

91

có thể thêm video hay hình ảnh vào, nhưng chỉ theo cách rất hạn chế; họ không được đào tạo đầy đủ để nhúng các công cụ trực quan vào bối cảnh phù hợp”,

bản báo cáo “Journalism That Stands Apart” nêu ra hạn chế của The New York Times40.

Để làm được điều này, The New York Times đã phải thích nghi với việc đưa các nhiếp ảnh gia, quay phim hay biên tập thành những người đóng vai trị chính khi đưa tin, thay vì thứ yếu như trước đây. Những tác phẩm báo chí được đội ngũ này sản xuất đang là một hình mẫu được các tịa soạn báo điện tử trên thế giới noi theo. Hay nói cách khác, trực quan đã trở thành yếu tố hàng đầu của báo chí thời điểm hiện tại.

Một trong số đó là tác phẩm Megastory có tiêu đề “Snow Fall” của tác giả John Branch xuất bản năm 2012. Bài báo có tích hợp đầy đủ các yếu tố đa phương tiện từ hình ảnh, đồ họa cho tới video, song điểm đặc biệt là được thiết kế dàn trang theo kiểu “lật” thay vì “cuộn” truyền thống và gây được tiếng vang lớn tới cộng đồng báo chí thế giới. The New York Times nói chung và “Snow Fall” nói riêng có thể được coi là nền móng cho sự phát triển của báo mạng điện

tử trực quan thời điểm hiện tại. Megastory trên tờ báo này đã trở thành một xu hướng được phần lớn các tòa soạn báo trên thế giới học tập và phát triển cho tới bây giờ.

40

The 2020 Group (2017), Journalism That Stands Apart, The New York Times,

92

Tác phẩm “Snow Fall” gây tiếng vang lớn của The New York Times. Nguồn: The New York Times.

Gần đây nhất, tờ báo này cũng cho ra đời một tác phẩm khá tương đồng là

“Who’s Running for President in 2020?” như đã đề cập phía trên. Bài báo này

khơng đơn thuần mang tính thường thức mà còn thay đổi cách thể hiện, giúp độc giả không nhàm chán khi phải đọc những thông tin được đưa ra theo khn mẫu, có phần máy móc như bình thường. Cụ thể, với mỗi ứng viên được đưa ra, khi người đọc click chuột vào một người, giao diện tờ báo lập tức đẩy xuống phần thông tin, tiểu sử của nhân vật đó đã được đề cập ở bên dưới. Điều này khiến trải nghiệm của độc giả trở nên thú vị hơn nhưng đồng thời cũng giúp dung lượng bài báo không trở nên quá dài với lượng thông tin đưa ra.

93

Thông tin về các ứng viên sẽ được cung cấp tới độc giả khi họ click vào ảnh chân dung của người mình muốn tìm hiểu. Nguồn: The New York Times.

So với The New York Times, yếu tố trực quan của Telegraph có phần lepsp vế hay nói cách khác, tờ báo này khơng đặt nặng vấn đề buộc phải có hình ảnh hay khơng mà chú trọng đầu tư vào nội dung dạng text. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa Telegraph đi ngược lại xu thế của báo chí thế giới mà yếu tố trực quan của họ chủ yếu thể hiện bằng inforgraphics thơng qua số liệu thay vì đầu tư hình ảnh. Khối lượng dự liệu của Telegraph, đặc biệt ở các mảng như Chính trị,

94

Thể thao hay Kinh tế được đánh giá là hàng đầu thế giới và vượt trội so với các đối thủ ở Anh cùng đội ngũ thiết kế chất lượng.

Telegraph đặc biệt được đánh giá cao ở infographics nhờ sở hữu kho dữ liệu lớn và đội ngũ thiết kế chất lượng. Nguồn: Telegraph.

Tuy nhiên ở Việt Nam, về hình thức, trang trả tiền của Vietnamplus cịn

chưa có nhiều cải tiến khi chỉ đơn thuần đưa thông tin dạng text và ảnh. Những yếu tố đa phương tiện như video, audio hay infographic đều không xuất hiện hoặc chỉ 1-2 lần. Cụ thể, tính đến nay, đã có 2 tác phẩm được gắn thẻ “Infographics” trên trang trả tiền của Vietnamplus. Thế nhưng một trong số đó

95

hết, có tổng cộng 9 tác phẩm được gắn thẻ “Videographics” nhưng không hề xuất hiện video. 8 trong số tác phẩm này khi click vào đều là bài viết chỉ có text và ảnh, bài báo cịn lại thậm chí chỉ hiển thị tít và sapo, khơng có phần nội dung.

Phần lớn tác phẩm chỉ có text và ảnh, thậm chí khơng có ảnh. Nguồn: pay.vietnamplus.vn.

Dù vậy, điều này có thể lý giải được bởi kênh thơng tin chính, tiếp cận với đông đảo độc giả vẫn là báo điện tử Vietnamplus và dù đi vào hoạt động được

khoảng một năm, trang trả tiền của tờ báo này vẫn còn tương đối mới lạ với phần

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 83 - 96)