Một số dự báo về xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 104 - 106)

Chương 3: Một số dự báo và giải pháp phát triển xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

3.2. Một số dự báo về xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

trong xã hội khi phần lớn người dùng bắt đầu hiểu ra rằng không phải lúc nào tốt cũng đi liền với rẻ. Bỏ qua nhóm đối tượng này cũng khiến các tòa soạn báo không thể tận dụng tối đa tiền năng mà “paywall” của mình mang lại.

Thứ năm, về sự cạnh tranh, hiện tại ở Việt Nam, Vietnamplus đang là đơn vị chiếm vị trí độc tơn trên thị trường. Sức cạnh tranh của các cơ quan báo chí tại Việt Nam quá lớn đến nỗi những tịa soạn khơng sẵn sàng để dựng nên bức tường thu phí của riêng mình. Nhiều tờ báo lo sợ rằng họ sẽ mất một lượng độc giả lớn vào tay đối thủ nếu dựng lên bức tường thu phí mà quên rằng các tòa soạn trên thế giới đã trải qua điều này từ rất lâu để có được thành cơng như hơm nay. Tâm lý e dè, sợ sệt khiến xu hướng báo chí trả tiền bị kìm hãm ở Việt Nam. Dù có nhiều tờ báo lớn đã tới tham khảo và học hỏi mơ hình của Vietnamplus,

song theo nhà báo Lê Quốc Minh, khoảng cách giữa học hỏi và thực hiện là rất lớn.

3.2. Một số dự báo về xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay nay

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật tin rằng tương lai cho báo chí trả tiền ở Việt Nam là tương đối xán lạn. Trong khi đó, nhà báo Lê Quốc Minh khẳng định việc dựng tường thu phí hay khơng cịn tùy thuộc vào chiến lược của từng báo, song các tịa soạn khơng thể mãi ngoan cố cho đến khi họ hết tiền.

Ở Việt Nam có một bộ phận lớn các cơ quan báo chí hoạt động nhờ ngân sách Nhà nước, điển hình như các tờ báo địa phương hay những cơ quan làm mục đích tuyên truyền là chủ yếu. Sử dụng ngân sách để hoạt động, chưa bàn đến vấn đề hiệu quả, nên mục tiêu của họ là mang thông tin đến càng nhiều

105

người càng tốt. Những tờ báo này không cần tự nuôi sống bản thân họ chưa phải nghĩ đến câu chuyện bán nội dung.

Bên cạnh đó, cũng có những tờ báo tự thân vận động. Họ dùng nhiều cách khác nhau để duy trì hoạt động và tạo ra nguồn thu. Nổi bật nhất là theo kiểu đánh đấm doanh nghiệp dù tỉ lệ này là tương đối nhỏ. Một số tờ báo vẫn chống chọi được nhờ doanh thu quảng cáo dù nguồn thu giảm sút. Họ lo sợ việc dựng tầng thu phí sẽ để mất người đọc, qua đó sụt giảm doanh thu quảng cáo hiện tại.

Các tờ báo lớn ở nước ngồi đã sớm nhận ra rằng họ khơng cịn cách nào khác ngồi bán nội dung với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam việc này cịn tương đối chậm chạp. Báo chí Việt Nam đã đi chậm hơn quốc tế nhiều năm mà khơng sáng tạo được thêm điều gì. Với sự phát triển khơng ngừng của xã hội hiện tại, dù rất khó để nói khoảng thời gian kéo dài bao lâu, song sớm muộn gì báo chí Việt Nam cũng phải hội nhập với thế giới.

Năm 2016, “Fake News” bùng nổ một cách bất ngờ mà khơng ai có thể đốn trước đã tạo điều kiện cho “paywall” phát triển mạnh vì khi đó độc giả cần thơng tin chính thống, chất lượng. Tuy nhiên, câu chuyện “Fake News” lại không ảnh hưởng quá nhiều tới Việt Nam. Điều này khiến cho tiến trình đi theo xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử bị chậm lại và cho đến nay mới chỉ một đơn vị duy nhất dựng tầng thu phí.

Tất nhiên, bức tranh “paywall” ở Việt Nam khơng vì thế mà chỉ có sự tiêu cực. Việc các tòa soạn báo lớn trong nước trao đổi và học hỏi mô hình của

Vietnamplus là những dấu hiệu tích cực đầu tiên của xu hướng này. Câu hỏi đặt

ra lúc này là liệu báo chí Việt Nam có sẵn sàng gạt bỏ tâm lý sợ sệt, e dè để chung tay dựng lên những bức tường thu phí, góp phần thay đổi tư duy của độc giả và cứu lấy chính mình hay khơng?

106

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 104 - 106)