Một số giải pháp phát triển xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 106 - 113)

Chương 3: Một số dự báo và giải pháp phát triển xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

3.3. Một số giải pháp phát triển xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay

điện tử hiện nay

Sự phát triển một cách bùng nổ của Internet thế kỷ XXI đã kéo theo rất nhiều thành tựu tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trên khắp thế giới. Internet phát triển giúp nền báo chí chuyển mình từ báo in sang thời đại hưng thịnh của báo điện tử. Những năm gần đây, thương mại điện tử, dịch vụ phát triển khiến các tòa soạn báo trên thế giới không thể bỏ qua nguồn thu lợi nhuận từ độc giả. Tuy nhiên, khi nhận ra quảng cáo khơng cịn bền vững, bán nội dung trở thành xu hướng tất yếu.

“Paywall” ra đời như một điều bắt buộc để các tịa soạn có thể tự ni sống bản thân mình. Tuy nhiên, tính từ thời điểm xuất hiện đến nay, phải mất gần 20 năm báo chí trả tiền mới xây dựng được vị thế của mình. Có rất nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan, song, thơng qua cuộc hành trình dài đó, các tịa soạn đã đúc kết ra những giải pháp để các tờ báo điện tử có thể bắt kịp xu hướng báo chí trả tiền này.

Đối với bất kỳ một cơ quan báo chí nào, nếu muốn thay đổi, cải tiến, yếu tố đầu tiên phải là tầm nhìn của người lãnh đạo. Để dựng nên bức tường thu phí “paywall”, lãnh đạo của tờ báo điện tử phải có sự quyết đốn, bên cạnh học hỏi cịn phải sẵn sàng đối mặt khó khăn và bất chấp rủi ro. Như đã nói, các tờ báo điện tử trên thế giới đi tiên phong cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trước khi đạt được thành cơng. Do đó, việc đối mặt rủi ro ở Việt Nam không phải là câu chuyện mới.

Vietnamplus khi nêu ý tưởng về việc dựng “paywall” từng vấp phải nhiều

chỉ trích và hồi nghi. Song, với tầm nhìn và sự quyết đốn của Tổng biên tập Lê Quốc Minh khi đó, tờ báo này đã đạt được những thành công nhất định cũng như nhận được phản hồi tích cực từ độc giả. Tuy nhiên, chỉ Vietnamplus là chưa đủ.

107

Hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều tờ báo lớn với lượng truy cập cao và nội dung tốt nhưng lại không sẵn sàng đánh đổi thành công hiện tại để mạo hiểm với một xu hướng mới trong khi rất có thể nó sẽ đem lại thành cơng cịn lớn hơn.

Vietnamplus là đơn vị đi tiên phong và thử nghiệm nhiều, thành cơng có nhưng thất bại cũng có. Song, các tịa soạn báo điện tử ở Việt Nam hồn tồn có thể học hỏi từ những sai lầm của đơn vị này để cải tiến, thành công hơn. Tâm lý dè dặt cần phải được gạt bỏ nếu báo chí Việt Nam muốn bắt kịp xu hướng của thế giới. Bởi lẽ khi một tịa soạn dựng nên “paywall”, nó có thể chưa tạo ra sức ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, 2, 3 hay nhiều hơn những tịa soạn làm điều đó, nó sẽ trở thành một cuộc cách mạng về thơng tin trên báo chí ở Việt Nam.

Bên cạnh việc không ngừng cải tiến về nội dung, các tòa soạn báo điện tử ở Việt Nam cũng nên tập trung chun mơn hóa và chuyên gia. Cụ thể là phát triển những lĩnh vực mà mình làm tốt nhất hay thu hút những cây viết nổi tiếng có những am hiểu đặc thù để phục vụ cho tờ báo. Telegraph là ví dụ tiêu biểu

cho thành cơng trong việc chun mơn hóa và chun gia. Với thế mạnh là đội ngũ nhà báo, phóng viên có khả năng viết bình luận sâu sắc, họ đã tập trung phát triển chun mục Góc nhìn và biến nó thành thương hiệu của báo; hay như The New York Times với việc đầu tư vào trực quan, video, đồ họa và các hình thức

truyền tải nội dung đặc sắc.

Vietnamplus cũng đã làm được điều này khi nhận ra độc giả chủ yếu chỉ

trả tiền để mua những bài báo về Chính trị thế giới, Kinh tế, Công nghệ mà không quan tâm quá nhiều đến Văn hóa – Thể thao hay Chính trị trong nước (lĩnh vực vốn bắt buộc phải đưa tin). Chiến lược phát triển này dù khiến tờ báo có sự chênh lệch về số lượng bài lớn, song lại hướng đến một nhóm đối tượng nhất định và sẵn sàng trả tiền để mua những nội dung họ cần.

108

Quan trọng hơn nữa là mỗi tịa soạn báo điện tử cần có chiến lược, phương hướng rõ ràng và sự chuẩn bị lâu dài trước khi đi vào hoạt động phiên bản trả tiền của mình. Độc giả khơng thể biết đến, truy cập mà chỉ được đọc số lượng bài quá ít trước khi phải tiếp tục chờ đợi. Để bắt đầu đi vào hoạt động trang trả tiền, mỗi tờ báo điện tử cần phải có sẵn một kho tư liệu chất lượng, đẩy lên giao diện từ trước đó rất lâu cũng như sẵn sàng ứng biến tùy theo tình hình và phản hồi của độc giả.

Xác định nhóm đối tượng trả phí và tiếp cận độc giả trẻ cũng là hướng đi đúng đắn cho các tòa soạn báo điện tử ở Việt Nam thời điểm hiện tại. Bởi lẽ không phải ai cũng có đủ khả năng để đọc tin tức trả phí trên báo. Ngồi ra, đối với những người đủ điều kiện, tiếp nhận tin tức cũng chưa chắc đã là nhu cầu cơ bản của họ trong đời sống hàng ngày. Do đó, việc liên tục nghiên cứu, khảo sát và tìm ra nhóm đối tượng khách hàng phù hợp sẽ giúp cho các tòa soạn định hướng phát triển tờ báo trong tương lai nhằm thu về lợi nhuận cao nhất.

Bên cạnh đó, giới trẻ cũng được cho là nhóm đối tượng sẵn sàng trả tiền để mua những dịch vụ thơng tin, giải trí mà họ thấy hữu ích. Điều này đã được chứng minh qua các số liệu khảo sát trước đó. Đây cũng là nhóm đối tượng nhiều khả năng sẽ giúp tờ báo quảng bá sản phẩm của mình tới nhiều người hơn thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Các chương trình khuyến mãi là thứ mà khơng một tờ báo điện tử dựng “paywall” nào bỏ qua bởi đối thủ của họ sẵn sàng cạnh tranh với mức giá ưu đãi hơn dù thông tin mới là yếu tố tiên quyết. Với báo in, độc giả thường có những vật phẩm tặng kèm ở những số đặc biệt. Tuy nhiên, với độc giả báo điện tử, điều này cịn chưa xuất hiện nhiều. Các chương trình khuyến mại bên cạnh việc thu hút độc giả còn cho thấy sự quan tâm của tòa soạn đến những người dùng của

109

họ. Việc chăm sóc khách hàng tốt cũng là một yếu tố quan trọng để giữ chân những người đọc trung thành.

Cuối cùng, các tòa soạn báo điện tử cần xây dựng những chiến lược truyền thơng lâu dài, có hiệu quả về xu hướng báo chí trả tiền nhằm giúp độc giả có cái nhìn tồn diện và tích cực nhất về “paywall”. Khi đó, họ sẽ tránh được sự tẩy chay của độc giả - điều mà nhiều tờ báo điện tử lớn trên thế giới từng gặp phải.

Tất nhiên, trên đây chỉ là những giải pháp mang tính chất dự đốn. Để “paywall” có thể ứng dụng vào thực tế một cách phổ biến còn cần nhiều thời gian và tiền bạc, công sức, con người… mà không phải ai, đơn vị nào cũng sẵn sàng hy sinh để theo đuổi nó. Câu chuyện về báo chí trả tiền tại Việt Nam không phải một sớm, một chiều mà hình thành ngay được. Nó cần một sự chuẩn bị kỹ càng, một quãng thời gian lâu dài để xây dựng nền tảng trước khi bắt tay vào thực hiện. Nền tảng có vững, q trình phát triển mới hạn chế tối đa sự cố, trục trặc và trở nên trơn tru hơn.

Tuy nhiên, khó khăn trước mắt khơng đồng nghĩa với việc dựng tường thu phí ở Việt Nam là bất khả thi. Thế giới đã làm được điều đó cách đây nhiều năm và bản thân Việt Nam cũng đã có đơn vị ứng dụng điều này. Năm nay, năm sau có thể Việt Nam vẫn chưa thể làm được những gì giống như thế giới hiện tại. Song, đó là những bước đi đầu tiên hứa hẹn nhiều năm sau nữa sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác nếu những chiến lược và mục tiêu của chúng ta đi đúng hướng.

Tiểu kết chương 3

Có thể thấy, “paywall” ở Việt Nam vẫn cịn là một khái niệm tương đối xa lạ với đại đa số độc giả. Để báo chí phát triển theo xu hướng trả phí, sẽ có khơng ít những thách thức phải vượt qua. Đó là cơng cuộc thay đổi, phát triển nội dung

110

để đáp ứng với nhu cầu của độc giả, xây dựng uy tín của tờ báo song song với việc đơn giản hoá các thủ tục thanh tốn, đưa ra các chương trình khuyến mại và phá bỏ tâm lý e dè, ngại thử nghiệm.

Khó khăn với việc phát triển xu hướng trả phí đối với báo chí hiện nay là khơng thể phủ nhận, song những động thái gần đây đã cho thấy tương lai xán lạn của “paywall” ở Việt Nam. Điều quan trọng là các tịa soạn báo trên cả nước có sẵn sàng thử nghiệm, thay đổi bất chấp khó khăn hay khơng? Chỉ khi đồng loạt thay đổi, tư duy và lối sống của độc giả mới thay đổi theo, qua đó mang đến thành công lâu dài cho những tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam.

Bức tường thu phí là một thử thách khó khăn song khơng phải là câu chuyện khơng tưởng. Báo chí Việt Nam để có thể phát triển theo xu hướng trả phí cần đương đầu và vượt qua những thách thức trước mắt. Thành cơng sẽ khó có thể đến ngay, nhưng thành công sẽ đến với những người dám nghĩ, dám làm và vượt qua chính mình. Những thử nghiệm, sai lầm hôm nay sẽ là bước đi quan trọng đầu tiên để xu hướng xu hướng báo chí trả tiền ngày càng phát triển hơn nữa ở Việt Nam.

111

Kết luận

Để thực hiện khóa luận này, sinh viên đã nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn về xu hướng báo chí trả tiền ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Kèm theo đó là khảo sát 3 tờ báo điện tử lớn, The New York Times của Mỹ,

Telegraph của Anh và Vietnamplus của Việt Nam để có góc nhìn đa chiều nhất bên cạnh việc gặp gỡ các nhà báo, chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu.

Quá trình khảo sát đã giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn về một xu hướng đang phát triển mạnh trên thế giới và phần nào nhen nhóm tại Việt Nam. Từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng loại hình cũng như nắm bắt được phương hướng phát triển của các tòa soạn báo điện tử lớn.

Khảo sát 3 tờ báo điện tử lớn dựng tường thu phí “paywall”, sinh viên nhận thấy báo chí trả tiền là một xu hướng mà buộc các tòa soạn báo điện tử trên thế giới phải chạy theo nếu không muốn mãi phụ thuộc vào nguồn thu đến từ quảng cáo. Đã đến lúc các tờ báo phải tự nuôi sống bản thân nhưng đồng thời cũng là lúc độc giả phải qn đi tư tưởng miễn phí thơng tin trên Internet.

Tuy nhiên, để có được thành cơng như ngày hơm nay, các tịa soạn báo, không chỉ riêng Việt Nam mà cả trên thế giới, đã vấp phải rất nhiều khó khăn từ thời điểm ban đầu cho đến hiện tại. Song, những khó khăn đó sẽ dần được đẩy lùi và giải quyết nếu các tờ báo không ngừng phát triển và cải thiện bản thân.

112

Câu chuyện nội dung vẫn là yếu tố quan trọng nhất đối với những tờ báo điện tử muốn dựng tường thu phí “paywall” nhưng khơng vì thế mà bỏ qua những u cầu khác.

Để làm được điều này, mỗi tòa soạn báo cần bỏ qua tâm lý e dè, sợ sệt, sẵn sàng mạo hiểm thử nghiệm những mơ hình mới nhằm đem lại hiệu quả trong tương lai, đồng thời học hỏi những mặt tốt cũng như rút kinh nghiệm từ các sai lầm của nhau trong quá khứ, nắm bắt lấy cơ hội để thực hiện một cuộc cách mạng về thơng tin trên báo chí.

Trong khn khổ khóa luận tốt nghiệp này, sinh viên đã giới hạn thời gian cũng như số lượng tờ báo điện tử khảo sát. Dù khơng bao qt và có được cái nhìn tồn cảnh, song cả 3 tờ báo được lựa chọn đều rất điển hình, uy tín và có lượng độc giả truy cập lớn lớn. Do đó, sinh viên hy vọng kết quả khảo sát này có thể góp phần giúp các tòa soạn báo điện tử ở Việt Nam suy nghĩ về việc xây dựng một bức tường thu phí.

Bên cạnh đó, khóa luận cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho q trình cơng tác ở một tòa soạn báo điện tử của sinh viên. Do đề tài nghiên cứu lớn và kỹ năng nghiên cứu cịn hạn hẹp, khóa luận khơng tránh khỏi thiếu sót nên rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ, nhà báo, phóng viên, chuyên gia trong lĩnh vực này để sinh viên có thể bổ sung và hồn thiện hơn.

113

Một phần của tài liệu Xu hướng báo chí trả tiền trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo điện tử the new york times, telegraph, vietnamplus từ tháng 32018 tháng 32019) (Trang 106 - 113)