Nội dung quản lý tài nguyên than ở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 25 - 30)

Về xây dựng, quy hoạch phát triển, khai thác TNT ở cấp tỉnh

Xây dựng, quy hoạch phát triển, khai thác TNT ở cấp tỉnh vừa là tiền đề, vừa là một nội dung quan trọng trong quản lý TNT ở cấp tỉnh. Việc lập kế hoạch, quy hoạch phát triển sẽ xác định tầm nhìn chiến lược, định hướng hoạt động quản lý trong một giai đoạn nhất định, tạo được sự ổn định, chủ động trong quá trình thực hiện quản lý TNT của chủ thể quản lý cấp tỉnh.

Chiến lược TNT cần phải có các nội dung chính sau đây: Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về TNT, bảo vệ TNT chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm TNT; Định hướng điều tra cơ bản địa chất về TNT, bảo vệ TNT chưa khai thác, thăm dò, khai thác TNT cho từng loại TNT, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm TNT sau khai thác trong thời kỳ lập chiến lược; Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

trong điều tra cơ bản địa chất về TNT, bảo vệ TNT chưa khai thác, thăm dò, khai thác TNT cho từng nhóm TNT, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm TNT sau khai thác; dự trữ TNT cấp tỉnh. Chiến lược TNT được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tỉnh đề ra, phù hợp với quy hoạch chung cả của nước.

Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về TNT phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược TNT; phù hợp với định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác TNT chung của cả nước.

Căn cứ để lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về TNT bao gồm: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược TNT; Kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về TNT kỳ trước; tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến vùng TNT mới phát hiện.

Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về TNT phải có các nội dung chính sau đây: Lập bản đồ địa chất và điều tra TNT trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, TNT; Đánh giá tiềm năng từng loại, từng nhóm TNT; xác định vùng có triển vọng về TNT; Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về TNT kỳ trước; Xác định quy mô đầu tư, nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân tích, thí nghiệm phục vụ điều tra cơ bản địa chất về TNT; Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.

Về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong thực hiện quản lý TNT cấp tỉnh

Các chủ thể quản lý phải tiến hành các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến pháp luật sau khi xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TNT. Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về TNT được thực hiện thường xuyên với các phương tiện thông tin đại

chúng... thơng qua các hình thức xây dựng các phim, ảnh, băng đĩa các chương trình hỏi đáp, đối thoại, tọa đàm, phỏng vấn, phóng sự, tổ chức hội thảo tập huấn cho cơ quan, doanh nghiệp, người dân để giải đáp pháp luật, trao đổi về những vấn đề quan trọng, cấp bách cần giải quyết trong quản lý TNT, tuyên truyền và phổ biến pháp luật về TNT.

Để thực hiện tốt nội dung này thì cần phải có một hệ thống pháp luật về TNT đồng bộ, cụ thể, có một đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNT có kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên môn cao, linh hoạt trong việc tuyên truyền đối với từng đối tượng khác nhau.

Thực hiện việc quản lý TNT ở cấp tỉnh một cách có hiệu quả và đồng bộ là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý TNT. Để thực hiện được yêu cầu đó cần thiết phải xây dựng được một bộ máy quản lý có sự phân cơng chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận và phân cấp quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong bộ máy quản lý thì đội ngũ những người làm cơng tác quản lý phải có kiến thức, trình độ, kỹ năng, để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý và hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.

Một trong những yêu cầu đặt ra để thực hiện tốt hoạt động quản lý TNT các cấp nói chung và cấp tỉnh nói riêng là chất lượng của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý. Để có thể đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý có đầy đủ kiến thức, trình độ và kĩ năng thì trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường trên cả nước, phù hợp với mạng lưới các cơ sở đào tạo của hệ thống giáo dục; hình thành liên kết vùng, khu vực; tạo các diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Đổi mới, hồn thiện cơ chế chính sách về đào tạo, quản lý đào tạo, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích học sinh,

sinh viên học các chuyên ngành về Tài nguyên và Môi trường, khai khống đặc biệt vào một số ngành khó tuyển, các ngành quản lý mới; xây dựng chính sách xã hội hóa để tăng cường nguồn lực cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành.

Xây dựng chiến lược đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các cơ sở đào tạo trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực ngành, tuyên truyền nâng cao nhận thực về đào tạo phát triển và sử dụng nhân lực ngành, tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, rà sốt hồn thiện chương trình, giáo trình đào tạo; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo…

Khi bộ máy quản lý TNT được kiện toàn về tổ chức và nhân sự sẽ tạo điều kiện để hoạt động quản lý TNT ở cấp tỉnh được thực hiện một cách hiệu quả trên cơ sở huy động tối đa trí tuệ, khả năng lao động sáng tạo cùng với tinh thần trách nhiệm của các chủ thể quản lý.

Về tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong qản lý TNT cấp tỉnh

Hoạt động thanh tra, kiểm tra được coi là khâu không thể thiếu trong quản lý nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. Kiểm tra là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình thuộc lĩnh vực quản lý TNT ở cấp tỉnh. Trong quản lý, kiểm tra là biện pháp quản lý, là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý có thẩm quyền ở cấp tỉnh và yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Thông qua hoạt động kiểm tra các chủ thể quản lý cấp tỉnh phát hiện những điểm tích cực, những điển hình tiên tiến, đồng thời cũng phát hiện được những hiện tượng tiêu cực, sai phạm trong quản lý.

Thanh tra là công cụ quan trọng của quản lý, là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng qu định của pháp luật; phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý TNT ở cấp tỉnh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài ngun nước và khống sản ban hành ngày 03 tháng 04 năm 2017, theo đó các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động TNT bao gồm: Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác than; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác than; vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về than, thăm dò than; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có than được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ TNT chưa khai thác; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực TNT được quy định. Theo đó, những chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác than từ 01 tháng đến 12 tháng.

Về tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý và rút bài học kinh nghiệm trong quản lý TNT cấp tỉnh

Tổng kết thực tiễn quản lý là phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận, như một bước cuối cùng và hết sức quan trọng trong chu trình quản lý,

tổng kết thực tiễn quản lý là một phương pháp căn bản để khắc phục chủ nghĩa giáo điều và cả chủ nghĩa kinh nghiệm, để thực hiện sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Lý luận quản lý xét cho cùng là từ thực tiễn mà đúc kết, khái qt lên. Khơng có thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn thì khơng có lý luận quản lý. Hoạt động nghiên cứu lý luận phải được chú trọng thực hiện, trong đó những bộ phận chủ yếu nhất, khái quát nhất dưới hình thức các nguyên lý, phạm trù, khái niệm, quan điểm, luận điểm, tri thức,... có ý nghĩa làm thành nền tảng lý luận quản lý vững chắc, soi đường cho hoạt động quản lý TNT cấp tỉnh trong thực tiễn quản lý.

Hoạt động tổng kết, đánh giá thực tiễn đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ, trong từng giai đoạn hoạt động quản lý mà rút ra được bài học kinh nghiệm, về những ưu điểm, thuận lợi cũng như những khuyết điểm, tồn tại trong hoạt động quản lý, từ đó mà rút ra được bài học kinh nghiệm, để có thể phát huy được ưu điểm, tìm biện pháp khắc phục những hạn chế khó khăn trong quản lý. Thực hiện tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý cũng yêu cầu những chủ thể quản lý cần phải trung thực, nghiêm túc tự đánh giá, kiểm điểm hoạt động quản lý của mình, thực hiện nguyên tắc phê bình và tự phê bình, từ đó có thể đánh giá chính xác kết quả hoạt động quản lý TNT cấp tỉnh, góp phần xây dựng và khơng ngừng bổ sung, hồn thiện lý luận về quản lý TNT cấp tỉnh, làm cơ sở lý luận định hướng cho hoạt động quản lý TNT trong giai đoạn tiếp theo, thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý TNT cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)