2.2.2.1. Hạn chế
Một là, về xây dựng, quy hoạch phát triển, khai thác TNT
Thời gian quan, công tác xây dựng, quy hoạch phát triển, khai thác TNT mặc dù ln được coi trọng và góp phần quản lý hiệu quả TNT trên địa bàn tỉnh. tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như sau.
Việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng TNT chưa đảm bảo được tiêu chí về bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Những quy hoạch, kế hoạch phá triển được xây dựng chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại, chưa tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như nhu cầu than khoáng sản trong tương lai.
Việc xây dựng chiến lược quy hoạch vùng, kế hoạch bảo vệ TNT chưa khai thác trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển địa phương còn cơ bản, chưa đi vào những nội dung cụ thể. Khu vực có tiềm năng về TNT chưa xây dựng được quy hoạch bảo vệ, khai thác hiệu quả, tạo lỗ hổng trong chính sách quản lý TNT ở cấp tỉnh.
Tầm nhìn trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, khai thác TNT nhìn chung cịn hạn chế. Về cơ bản, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được xây dựng chỉ mang tính chất ứng phó, trong giai đoạn ngắn trung bình từ 5 đến 10 năm, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện tại. Các cơ quan quản lý chưa chú trọng đến việc lập quy hoạch lâu dài, tầm nhìn trong xây dựng quy hoạch chưa bao quát đến nhu cầu phát triển của tương lai, gây tình trạng quy hoạch mang tính chất bổ sung, chắp vá, thiếu sự nhất quán, đồng bộ lâu dài.
Hai là, về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TNT
Về cơ bản, hoạt động tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TNT được tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên cịn tồn tại một số điểm như sau
Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TNT ở một số nơi còn chưa thực chất, mang tính chạy theo số lượng chỉ tiêu quản lý, mà chưa chú trọng đến hiệu quả quản lý trên thực tế.
Hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về quản lý TNT tới các đối tượng, tầng lớp nhân dân còn hạn chế. Các nội dung tuyên truyền còn cứng nhắc, đơi chỗ khó hiểu, chưa gần gũi với người dân. Do vậy khó được người dân hiểu và làm theo, gây lãng phí cả về thời gian, cơng sức cũng như chi phí cho các hoạt động tuyên truyền mà không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Cách thức tuyên truyền vận động người dân cũng chưa thực sự phù hợp, không thực chất, chủ yếu chỉ qua hình thức các buổi hội nghị, tọa đàm,…cho nên chưa thực sự tới được với đời sống người dân. Bởi vậy nên một số hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, đấu tranh với các hành vi hoạt động TNT trái phép còn chưa đạt hiệu quả cao.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật tới các tổ chức quần chúng nhân dân còn chưa được quan tâm tổ chức thường xuyên và liên tục, đa số mới chỉ tổ chức, phát động theo phong trào, các tháng hành động, tuần hành động,… sau đó khơng có hoạt động duy trì thường xun cũng cấp các thông tin tới nhân dân. Do vậy, các hoạt động này cũng chưa tạo được hiệu quả đáng kể.
Việc thực hiện pháp luật trong bảo vệ TNT khoáng sản chưa khai thác chưa đạt hiệu quả. Nhiều hoạt động vi phạm pháp luật về quản lý TNT, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than trái pháp luật vẫn thường xuyên diễn ra mà khơng có sự kiểm sốt của cơ quan chức năng. Nạn “than thổ phỉ” vẫn diễn ra, gây thất thoát lớn về nguồn tài nguyên quốc gia, làm lợi cho các đối tượng kinh doanh ngoài pháp luật. Tuy đã có những quy định, chế tài cụ thể để xử lý, tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế là hết sức hạn chế.
Ba là, về tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực TNT, khoáng sản
Hoạt động tthanh tra, kiểm tra một số chưa đi vào thực chất. Một số hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý về mơi trường cịn nặng mang tính hình thức, cơng vụ, quan liêu dẫn tới việc bỏ qua những hành động vi phạm các quy định về quản lý TNT trên địa bàn.
Một số hoạt động thanh tra không kịp thời, chỉ theo định kỳ mà chưa bám sát với tình hình thực tế, chưa có các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, nhiều trường hợp chỉ sau khi đã xảy ra sự việc, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng, được phản ánh trên các phương tiện thông tin chúng mới tiến
hành thanh tra, kiểm tra, nên khơng đảm bảo phịng tránh kịp thời những hành vi vi phạm, cũng khơng đảm bảo tính răn đe đối với các các nhân, tập thể, tổ chức doanh nghiệp trong việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý TNT.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh vẫn chưa phát huy được vai trò giám sát, phản biện của cơ sở, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cũng như người dân không tiến hành tố cáo khiếu nại những hoạt động vi phạm về môi trường, đặc biệt là vi phạm về quản lý TNT của những cá nhân, các tổ chức, tập thể doanh nghiệp,... làm chậm trễ trong việc phát hiện và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng, do vậy thiếu tính răn đe đối với các các nhân, tổ chức, tập thể doanh nghiệp trong việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ mơi trường nói chung và TNT nói riêng.
Bốn là, về hoạt động tổng kết, đánh giá rút bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động quản lý TNT
Hoạt động tổng kết, đánh giá thực tiễn, rút bài học học kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động quản lý TNT tuy đã được quan tâm thực hiện tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả thực chất.
Các hội nghị tổng kết, đánh giá thực tiễn về cơ bản vẫn mang tính chất báo cáo thành tích, những nội dung được đề cập nói chung vẫn xoay quanh về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực than khoáng sản, mà chưa đề cập được đến những vấn đề thách thức đang đặt ra cho ngành Cơng nghiệp than, khống sản, cũng như đưa ra những giải pháp mang tính chất đột phá nhằm khuyến khích phát triển ngành than.
Những nội dung về tổng kết thực tiễn, đánh giá chất lượng hoạt động quản lý nhìn chung vẫn mang tính chất báo cáo hành chính, tập trung vào thành tích đạt được, coi nhẹ, né tránh những vấn đề còn tồn tại trong quản lý TNT ở các cấp, bởi vậy chưa tập trung khái quát được thành những vấn đề cơ
bản, đồng thời cũng chưa đề ra được giải pháp giải quyết nhằm tăng cường hiệu quả quản lý TNT khoáng sản.
Năm là, về sử dụng các phương pháp quản lý trong thực hiện quản lý TNT
Việc sử dụng các phương pháp quản lý trong quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh thực hiện về cơ bản đạt hiệu quả. Tuy nhiên còn tồn tại một số điểm như sau
Việc thực hiện phương pháp giáo dục – thuyết phục chưa đem lại hiệu quả mong đợi. Các hình thức tun truyền cịn cứng nhắc, chưa thực sự khiến cho các đối tượng tuyên truyền là các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động TNT hiểu và có ý thức trong việc khai thác sử dụng nguồn TNT hợp lý, tiết kiệm đồng thời bảo vệ nguồn TNT chưa khai thác.
Việc thực hiện phương pháp kinh tế trong quản lý TNT đạt hiệu quả nhưng chưa cao. Các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động TNT chưa có ý thức tự giác, chủ động trong việc khai thác sử dụng nguồn TNT hợp lý, tiết kiệm đồng thời bảo vệ nguồn TNT chưa khai thác. Các hình thức xử phạt tài chính chưa thể hiện sự răn đe cũng như những hình thức khen thưởng, lập quỹ bảo vệ TNT, bảo vệ môi trường hoạt động chưa hiệu quả, không thu hút được sự tham gia của các đối tượng.
Việc thực hiện phương pháp hành chính trong quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt hiệu quả cao, tuy nhiên tồn tại một số hạn chế nhất định. Một số quyết định hành chính đưa ra chưa phù hợp với tình hình quản lý thực tiễn, quyết định đưa ra chỉ mang tính chất giải quyết vấn đề đã phát sinh hậu quả nghiêm trọng cần xử lý, bởi vậy chưa thể hiện tính răn đe, trật tự trong quản lý TNT trong địa bàn có lúc chưa được coi trọng. Khâu tổ chức thực hiện các quyết định hành chính cũng chưa thực sự có hiệu quả cao, đơi chỗ cịn chậm thực hiện, thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ nội dung của các quyết định.
Ngoài ra, việc thực hiện phương pháp quản lý, phối hợp thực hiện giữa các phương pháp quản lý với nhau trong hoạt động quản lý TNT còn chưa được nhuần nhuyễn, bởi vậy hiệu quả đem lại trong quản lý chưa cao.
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một số nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong hoạt động quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 - 2019 có thể kể tới như sau:
* Nguyên nhân khách quan
Một số văn bản quy phạm pháp luật về TNT do yêu cầu về tiến độ soạn thảo đã bỏ qua bước khảo sát thực tế, điều này đã làm giảm tính thực tiễn của những văn bản này, gây khó khăn khi triển khai thi hành. Việc xây dựng kế hoạch, chiến lược, quy hoạch phát triển, khai thác TNT cũng thiếu cơ sở về khảo sát thực tế, chưa có tầm nhìn chiến lược về tình hình phát triển cũng như nhu cầu TNT trong tương lai, bởi vậy các văn bản quản lý mang tính chất chắp vá, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong thực tế quản lý.
Một số văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý cấp trên chậm có văn bản hướng dẫn thi hành, có những văn bản khi ban hành hướng dẫn thi hành đã có phần lạc hậu so với thực tế quản lý, do vậy, gây khó khăn cho hoạt động quản lý TNT trên địa bàn tỉnh.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ quan phụ trách quản lý TNT trong tỉnh cũng chưa đảm bảo phục vụ hoạt động quản lý TNT một cách hiệu quả. Cơ sở vật chất chưa được trang bị một cách đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý về TNT so với yêu cầu hiện tại đặt ra, nhiều trang thiết bị đã có phần lỗi thời, lạc hậu, bên cạnh đó năng lực về cơng nghệ thơng tin cịn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai ứng dụng những công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, do vậy nhiều thao tác quản lý cịn mang tính thủ công, chưa đảm bảo hiệu quả tối đa trong hoạt động quản lý.
* Về nguyên nhân chủ quan
Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác quản lý TNT của tỉnh còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trình độ chun mơn nghiệp vụ, chưa được đầu tư tạo điều kiện thỏa đáng so với nội dung, nhiệm vụ quản lý được giao, đặc biệt là những cán bộ ở cấp cơ sở; một bộ phận cán bộ đào tạo chưa đúng chuyên ngành quản lý, hoạt động kiêm nghiệm, chưa đầu tư nhiều thời gian cho cơng tác nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý TNT; Cũng do trình độ của độ ngũ cán bộ quản lý các cấp mà cơng tác quản lý, vận hành các cơng trình sau đầu tư cịn nhiều lúng túng, cơng trình phát huy hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ được sắp xếp, phân công nhiệm vụ chưa thực sự hợp lý, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều thủ tục phức tạp; bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ có xuất hiện tình trạng thiếu sự quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vấn đề ô nhiễm về TNT thuộc trách nhiệm quản lý của bản thân, thiếu tính tự giác, trơng chờ, ỷ lại vào cấp trên gây tình trạng quản lý yếu kém trong lĩnh vực quản lý TNT trên một số địa bàn.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận về quản lý TNT ở cấp tỉnh, khóa luận tiếp tục nghiên cứu, làm rõ về những điều kiện ảnh hưởng tới quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh; đánh giá về trữ lượng, tiềm năng TNT cũng như tổ chức bộ máy quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh. Khóa luận đã phân tích, đánh giá về ưu điểm cũng như những tồn tại trong hoạt động quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đưa ra một số nguyên nhân dẫn tới những ưu điểm cũng như hạn chế trong quản lý TNT thời gian qua.
Chương 3