Ninh hiện nay
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay được tổ chức như sau
Thứ nhất, chính quyền cấp tỉnh
Chính quyền tỉnh Quảng Ninh, bao gồm HĐND cấp tỉnh và UBND cấp tỉnh, thực hiện quản lý TNT cấp tỉnh trên cơ sở Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh như sau: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh; Quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền; Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn; Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh; Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân; Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, UBND tỉnh Quảng Ninh thống nhất quản lý TNT tại địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, TNT khoáng sản trong địa bàn tỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.
UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi được quy định tại Khoản 1, Điều 80, Luật Khoáng sản năm 2010, quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp tỉnh. Cụ thể như sau: UBND tỉnh Quảng Ninh an hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNT và quản lý hoạt động TNT tại địa phương; Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động TNT, khu vực tạm thời cấm hoạt động TNT; quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác than theo thẩm quyền; Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng TNT của địa phương theo quy định của Chính phủ; Cơng nhận chỉ tiêu tính trữ lượng TNT; phê duyệt trữ lượng TNT; thống kê, kiểm kê trữ lượng TNT thuộc thẩm quyền cấp giấy phép; Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò TNT, Giấy phép khai thác than, Giấy phép khai thác tận thu than; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò TNT, Giấy phép khai thác than, Giấy phép khai thác tận thu than, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác than; tổ chức đấu giá quyền khai thác than thuộc thẩm quyền; Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động TNT, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động TNT tại địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, TNT chưa khai thác; bảo đảm an ninh, trật tự an tồn xã hội tại khu vực có TNT; Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở trung ương về tình hình hoạt động TNT trên địa bàn; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNT; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý TNT theo thẩm quyền.
Ngoài ra UBND tỉnh Quảng Ninh cịn có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về TNT và thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về TNT.
Thứ hai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thưc hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi được quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV, ngày 28 tháng 08 năm 2014 giữa Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nội vụ, “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phịng tài ngun và mơi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở tài nguyên và Môi trường như sau:
Trình UBND cấp tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về TNT và công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài ngun và Mơi trường;
Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về lĩnh vực TNT; Dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện;
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về TNT sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật và nâng cao nhận thức cộng đồng về TNT trên địa bàn; Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Khoanh định các khu vực cấm hoạt động TNT, khu vực tạm thời cấm hoạt động TNT; xác định các khu vực không đấu giá quyền khai thác than thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh; đề xuất với UBND cấp tỉnh các biện pháp bảo vệ TNT chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác than thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh sau khi được phê duyệt; Lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng TNT của địa phương theo quy định; thẩm định hồ sơ cơng nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khống sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng TNT; thống kê, kiểm kê trữ lượng TNT thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh; Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò TNT, giấy phép khai thác than; hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác than; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dị, khai thác than; đề án đóng cửa mỏ; hồ sơ đấu giá quyền khai thác than thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh; tổ chức thẩm định tiền cấp quyền khai thác than thuộc thẩm quyền; Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh; Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng TNT đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Mơi trường theo quy định; Xây dựng giá tính thuế tài nguyên hoặc điều chỉnh giá tính thuế tài ngun do khơng cịn phù hợp theo quy định.
Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về TNT đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp huyện, công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp xã.
Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ về TNT. Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật và công nghệ có liên quan đến tài than của địa phương; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực TNT của địa phương.
Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực TNT thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực TNT theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của UBND cấp tỉnh; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Sở; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cơng chức thuộc Phịng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và công chức chuyên môn giúp UBND xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về TNT; Thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ TNT tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Ngồi ra, các Sở Cơng thương, Sở Giao thơng Vận tải, Cơng an các cấp, Chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cùng các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý TNT trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, Tập đồn, tổng cơng ty khai thác than
Hoạt động quản lý TNT ở tỉnh Quảng Ninh có sự tham gia tích cực của các cơng ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực than - khống sản. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 41 đơn vị khai thác than và 7 đơn vị sàng tuyển, chế biến than thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam. Ngồi ra cũng tồn tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển than trái phép, dưới nhiều danh nghĩa khác nhau gây thiệt hại rất lớn cho ngành than cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong
khai thác. Về cơ bản, đa số các doanh nghiệp là công ty con, trực thuộc hoạt động của Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam và Tổng công ty Đơng Bắc thuộc Bộ Quốc phịng.
Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn đều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ về Tổ chức và Hoạt động của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 212/2013/NĐ-CP, ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, tiền thân là Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/QĐ- TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Với chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền tảng sản xuất than, Tổng Cơng ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ thời bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển. Kết quả là năm 2005, sản lượng than nguyên khai đạt trên 30 triệu tấn, tăng 2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 (trước khi thành lập Tổng Công ty). Tổng doanh thu năm 2005 vượt 20.000 tỷ đồng (trong đó than chiếm 68%), lợi nhuận trước thuế vượt 2.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng so với 667.000 đồng/tháng năm 1995. Môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên chức được cải thiện rõ rệt.
Ngày 8/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên, thành lập Tập đoàn Than Việt Nam, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con. Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam trên cơ sở Tập đồn Than Việt Nam và Tổng Cơng ty Khoáng sản Việt Nam và hoạt động
theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Ngày 19/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (thay thế cho Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam ban hành theo Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 21/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2014 với nhiệm vụ hàng đầu là phát triển cơng nghiệp than bao gồm khảo sát, thăm dị, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khống sản khác đi cùng với than. Hiện nay có 73 giấy phép khai thác khoáng sản do các cơ quan Trung ương, Bộ Tài ngun và Mơi trường cấp cho Tập đồn và các đơn vị thuộc tập đồn đang cịn hiệu lực tại các tỉnh, trong đó tại tỉnh Quảng Ninh là 57 giấy phép khai thác than antraxi.
Năm 2015, tổng doanh thu toàn Ngành đạt gần 107.000 tỷ đồng. Ngành Than đã bảo đảm việc làm và ổn định đời sống cho 125.000 cán bộ, chiến sỹ và người lao động tồn Ngành nói chung, trong đó có 95.000 cơng nhân mỏ và người lao động tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Tổng cơng ty Đông Bắc
Tổng công ty Đông Bắc, trực thuộc Bộ Quốc phịng, Tổng cơng ty Đông Bắc đuợc thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1994; là doanh nghiệp Kinh tế - Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc Phịng có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh và quân sự quốc phòng. Năm 1995 (năm đầu tiên đi vào hoạt động) Đơng Bắc có số vốn 19 tỷ đồng, sản lượng than khai thác mới
đạt trên 600.000 tấn, doanh thu trên 200 tỷ đồng, thu nhập bình quân trên 600.000đ/người/tháng. Đến nay, sau hơn hai thập kỷ xây dựng và trưởng thành, bình quân sản lượng than khai thác của Tổng công ty đã đạt con số trên 5 triệu tấn/năm, chiếm 12 - 14% sản lượng than của tồn quốc, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. So với năm 1995, tổng doanh thu hiện nay của Tổng công ty tăng gấp 50 lần, lợi nhuận tăng gấp 96 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng gấp 345 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 18 lần; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, lao động không ngừng được nâng cao.